Khác với kênh bán hàng truyền thống, kênh thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giới thiệu, quảng bá và đưa thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP và những sản phẩm đặc sản vùng miền đến với người tiêu dùng trong nước. Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử vừa mở rộng thị trường tiêu thụ, vừa từng bước hoàn thiện khâu tiêu thụ sản phẩm.
Qua triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, ngành Công Thương địa phương cũng đã góp phần giúp các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Bình Thuận tham gia tiếp cận chương trình xúc tiến thương mại, chính sách khuyến công… Qua đó, các HTX của tỉnh có cơ hội tìm kiếm, gặp gỡ và kết nối với đối tác, từng bước nâng cao kỹ năng tiếp thị cũng như giá trị sản phẩm của đơn vị trên thị trường trong lẫn ngoài nước.
Theo xu hướng chung, hoạt động thương mại điện tử tại địa phương đã dần phổ biến và trở thành phương thức kinh doanh, mua bán hàng hóa thu hút nhiều đối tượng tham gia.
Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến, tăng nhận diện các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của Bình Thuận… đang được ngành chức năng địa phương tập trung triển khai nhằm đem lại hiệu quả thiết thực.
Bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại, ngành chức năng của tỉnh cũng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của địa phương đưa sản phẩm Bình Thuận 'lên sàn' điện tử để đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ...
Sở Công thương tỉnh Bình Thuận phối hợp với Bộ Công Thương triển khai Đề án 'Xây dựng Sàn thương mại điện tử nhằm hỗ trợ kết nối giao thương 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng'.
Hôm nay (3/5) tại TP. Phan Thiết, ngành Công Thương địa phương đã phối hợp tổ chức Hội nghị giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng.