Chiều 15/7, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã ký kết thỏa thuận tài trợ 250.000 USD để triển khai các hoạt động thuộc 'giai đoạn chuyển tiếp' nhằm đảm bảo tính bền vững của mô hình sáng tạo: Trung tâm Dịch vụ Một cửa thường được biết đến với tên gọi 'Ngôi nhà Ánh Dương' tại Việt Nam.
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tiếp tục thực hiện mục tiêu không còn bạo lực giới, hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Chiến dịch gửi tới cộng đồng thông điệp mạnh mẽ là không khoan nhượng với tình trạng bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ.
Đối với người bị bạo lực gia đình, cuộc sống thực sự là một màn đêm đen bất tận không có ánh bình minh. Nhưng tại Ngôi nhà Ánh Dương, bình minh đã trở về với họ.
Ngày 23-6, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Dịch vụ Một cửa (OSSC, còn gọi là Ngôi nhà Ánh Dương) nhằm phát hiện, ngăn chặn và hỗ trợ những người bị bạo lực trên cơ sở giới tại địa phương này.
Bạo lực gia đình: Góc khuất trong cuộc sống hiện đại (Kỳ 1) Chúng ta đang sống ở xã hội hiện đại nhưng đâu đó biết bao người phụ nữ, những đứa con thơ vẫn đang hàng ngày đối mặt với những bạo lực do chính người thân trong gia đình gây ra. Nhằm góp tiếng nói vào việc đẩy lùi vấn nạn này, Gia đình Việt Nam xin khởi đăng tuyến bài viết ghi nhận những câu chuyện bạo lực trong gia đình để từ đó đưa ra những giải pháp cho cuộc sống gia đình hạnh phúc và bình an.
Theo nghiên cứu này, 62,9% phụ nữ Việt Nam từng trải qua một hoặc nhiều hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, tinh thần và kinh tế, hay chịu hành vi kiểm soát của chồng trong đời.
Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc năm 1977, song một số tổ chức quốc tế trực thuộc hệ thống thể chế đa phương lớn nhất hành tinh đã viện trợ cho Việt Nam từ năm 1975. Trong số đó phải kể đến Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA).
Kết quả 'Khảo sát nhu cầu dịch vụ xã hội khẩn cấp cho phụ nữ bị bạo lực và trẻ em bị xâm hại' do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thực hiện vừa công bố mới đây cho thấy thực trạng giải quyết các vụ việc bạo lực phụ nữ, xâm hại trẻ em chưa đáp ứng được nhu cầu của nạn nhân; một số mô hình hỗ trợ nạn nhân chưa kịp thời…
Trong đợt công tác (từ 22 đến 24/4) tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Đoàn cán bộ Hội LHPN Việt Nam và đại diện của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã đến thăm Ngôi nhà Ánh Dương - địa chỉ tin cậy của phụ nữ và trẻ em yếu thế tại Quảng Ninh.
Bộ đồ dùng cứu trợ khẩn cấp được phân phát tới những phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực cao, cụ thể trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thông qua các cơ quan trung ương và địa phương trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ nhân đạo.
Theo Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, cứ 3 phụ nữ đã kết hôn thì có gần 2 người (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần...
Nhân viên của Ngôi nhà Ánh Dương túc trực 24 giờ trong ngày. Họ được trang bị những kỹ năng cần thiết giải quyết với những thông tin nhạy cảm liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới.
Ngày 29-4, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã khánh thành ngôi nhà Ánh Dương, nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực giới tại Quảng Ninh.
Các dịch vụ được cung cấp tại 'Ngôi nhà Ánh Dương' sẽ trên nguyên tắc lấy nạn nhân làm trung tâm, nạn nhân được đối xử tôn trọng, bình đẳng, và đảm bảo yếu tố bảo mật về thông tin.