Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết việc sắp xếp nhà đất và việc phê duyệt phương án sử dụng đất là 'nút thắt' trong quá trình cổ phần hóa; việc cổ phần hóa chậm cũng từ khâu này.
Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét đề xuất của quận Thanh Xuân về một số khu đất xen kẹt trên địa bàn để xây dựng thiết chế văn hóa; xử lý dứt điểm những địa điểm vi phạm tại khu tái định cư.
'Quận Thanh Xuân phối hợp chặt chẽ để có biện pháp quản lý mạnh, rõ hơn với các tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của TP trên địa bàn, đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế chính sách...'- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh.
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2021 của Chính phủ cho thấy, ở một số cơ quan, đơn vị còn xảy ra vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công. Thanh tra Chính phủ đã chuyển Cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, làm rõ xử lý 7 vụ việc.
Không ít doanh nghiệp nặng tâm lý chờ đợi, 'nước đến chân mới nhảy' cùng nỗi sợ bị 'bóc mẽ' những sai phạm trong sử dụng đất không đúng mục đích hay phải trả lại nhà đất... khiến tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn rơi vào trầm lắng...
Phát biểu tại hội thảo 'Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp', do Tạp chí Tài chính và Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) tổ chức sáng 17/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phân tích nhiều hạn chế trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn và bày tỏ mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý để có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy cổ phần hóa, phát triển doanh nghiệp hiệu quả, bền vững.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bảo tàng Dân tộc học đã cho các tổ chức, cá nhân thuê cơ sở, nhà, đất và liên doanh, liên kết trong thời gian dài nhưng không lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê; không thực hiện đấu giá, không thực hiện trích khấu hao tài sản…
Trong bối cảnh ngân sách đang gặp nhiều khó khăn, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, khơi thông ách tắc cho các dự án nhà ở ngay lúc này sẽ không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn hỗ trợ thị trường phục hồi và góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Quy định mới về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng; giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng đến 30/6/2022; thay đổi cách xếp loại học sinh trong năm học mới;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2021.
Một số chính sách mới như Quy định mới về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Quy định mới về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư hay Tiêu chí phân loại cảng biển sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2021.
Động viên ý chí cho toàn dân, trong bài phát biểu ngay sau Lễ tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ niềm tin về một Việt Nam tất thắng trong việc kiểm soát, đẩy lùi đại dịch Covid-19; một Việt Nam tiếp tục làm nên những mốc son phát triển mới.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 26/7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu đối với vấn đề này.
Phát biểu trước Quốc hội tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 25/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính được Chính phủ giao nghiên cứu một gói hỗ trợ mới về thuế và phí nhằm hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19 và sẽ sớm có báo cáo gửi Quốc hội.
Bộ Tài chính nghiên cứu một gói hỗ trợ mới về thuế và phí, ước khoảng 24.000 tỷ đồng và sẽ sớm được báo cáo tới Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ để quyết định.
Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định rõ những loại nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, sử dụng không thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số đối tượng doanh nghiệp áp dụng thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Nhờ thực hiện nhiều giải pháp hợp lý trong việc sắp xếp, điều chuyển tài sản công, nên công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại tỉnh Hòa Bình ngày càng đi vào thực chất. Để phát huy kết quả này, trong năm 2022, tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khai thác nguồn lực từ chính tài sản công, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.