Khu vực miền núi phía Bắc: Tập trung nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Khu vực trung du và miền núi phía Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Mặc dù, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển, nhưng nhiều năm qua, đây vẫn là vùng lõi nghèo và khó khăn nhất cả nước.

Đề xuất chính sách đầu tư phát triển rừng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp.

Xã cắt xén tiền của hộ được giao khoán bảo vệ rừng

Bước đầu kiểm tra cho thấy, lãnh đạo UBND xã Hồng Thủy đã trích lại tiền của 20 nhóm hộ bảo vệ rừng trong năm 2020 được hưởng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ là sai với quy định pháp luật.

Gia tăng các vụ phá rừng ở địa bàn giáp ranh

Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tăng cường phối hợp kiểm tra, bắt giữ, xử lý nhiều vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Tuy nhiên, tình trạng chặt phá rừng, đặc biệt là những cánh rừng nằm sâu thuộc địa bàn giáp ranh vẫn tiếp diễn.

Sức sống mới từ xã hội hóa công tác phát triển rừng

PTĐT - Với lợi thế về đất lâm nghiệp, Tân Sơn xác định bảo vệ rừng và phát triển sản xuất lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện, gắn sản xuất lâm nghiệp...

Hiệu quả từ chính sách giao khoán bảo vệ rừng

Việc thay đổi chính sách giao khoán bảo vệ rừng từ chỗ giao cho UBND cấp xã quản lý bằng việc giao trực tiếp cho các hộ gia đình quản lý đã chấm dứt tình trạng 'cha chung không ai khóc'. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, gắn trách nhiệm của người dân với công tác bảo vệ rừng.

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 10 doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất dược liệu với người dân, như: Công ty TNHH Thương mại, du lịch Út Phương liên kết trồng cây cà gai leo, sachi, nghệ tại huyện Triệu Sơn; Công ty TNHH Tuệ Linh liên kết trồng cây giảo cổ lam tại huyện Đông Sơn...

Lợi ích 'kép' từ chính sách giao khoán bảo vệ rừng

Từ nhiều nguồn vốn lồng ghép khác nhau, các địa phương ở Gia Lai đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư. Không chỉ góp phần hạn chế tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, chính sách này còn giúp người dân được hưởng lợi từ rừng.

Phát triển rừng: Cần chính sách để 'kích hoạt' ý tưởng và nỗ lực

Rừng có tầm quan trọng đặc biệt, nhưng phân bố ở nơi khó khăn, phức tạp, ở nơi nguồn lực của người dân, cộng đồng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, điều quan trọng là việc hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng cần được xác định đúng cách để 'kích hoạt' ý tưởng và khơi dậy nỗ lực của người dân.

Kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu nghị quyết đề ra

Trong ngày làm việc cuối cùng (10-12) của kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XI (nhiệm kỳ 2016-2021), các đại biểu tiến hành thảo luận chung tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Kỳ họp cũng nghe lãnh đạo UBND tỉnh trả lời về một số vấn đề mà các đại biểu nêu ý kiến và biểu quyết thông qua các nghị quyết của kỳ họp.

Ngày làm việc thứ ba kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh khóa XI: Giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc

Sáng 10-12, kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh, khóa XI (nhiệm kỳ 2016-2021) tiếp tục phiên làm việc với nội dung báo cáo kết quả thảo luận tổ; các đại biểu thảo luận chung tại hội trường và lãnh đạo một số sở, ngành giải đáp những vấn đề còn tồn tại.

Gia Lai: Hơn 26 ngàn hộ gia đình nhận hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

Ngày 20-11, đoàn giám sát do bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9-9-2015 của Chính phủ.

Mang Yang hỗ trợ người trồng rừng hơn 1,4 tỷ đồng

Ngày 18-11, đoàn giám sát do bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ tại huyện Mang Yang.

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững

Ngày 11-11, đoàn giám sát do ông Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9-9-2015 của Chính phủ tại huyện Kông Chro.

Tuyên Quang phát triển nền kinh tế xanh

Vận dụng sáng tạo lý luận đổi mới của Đảng, trên cơ sở đánh giá, tổng kết điều kiện thực tiễn, Tuyên Quang đã định vị môi trường sinh thái là nguồn tài sản quý, lợi thế cạnh tranh, một trụ cột trung tâm trong chiến lược phát triển của tỉnh. Với sự bền bỉ, phấn đấu không mệt mỏi trong suốt chặng đường phát triển, 'con đường' đến với nền kinh tế xanh của Tuyên Quang đã dần hình thành.

Bảo vệ, phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững

Tạo điều kiện cho người dân sống gần rừng được dựa vào rừng để có việc làm, tăng thu nhập mà không phá rừng là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Chủ trương này được thực hiện thông qua Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2020. Tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện Nghị định 75 của Chính phủ có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống người dân sống gần rừng và nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Cho hôm nay và muôn đời sau

Những ngày cuối năm, tiết trời se lạnh. Vượt trên 80km từ thành phố Đồng Xoài tới xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng bằng xe máy khiến chân, tay tôi tê cóng. Tìm hiểu về công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng, được vào rừng nghe tiếng thú kêu, chim hót, ngắm những đàn bướm bay rập rờn với đủ màu sắc sặc sỡ giữa ngàn hoa..., tôi càng hiểu vì sao người dân nơi đây lại gắn bó với rừng. Từ tình yêu đối với rừng, các cộng đồng dân cư 2 xã Đồng Nai và Phú Sơn đã ký hợp đồng với lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ, góp phần làm cho rừng ngày càng xanh tươi.

Gần 67 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân bảo vệ rừng

Hơn 10 năm qua, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã xuất cấp khoảng 67 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia nhằm hỗ trợ các hộ nghèo ở năm tỉnh phía bắc để chăm sóc, bảo vệ rừng.