Xây dựng nghị quyết vị trí việc làm và chính sách tiền lương mới của khối Quốc hội

Sáng 28/2, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc với Ban soạn thảo xây dựng Nghị quyết về vị trí việc làm và nghị quyết cải cách chính sách tiền lương mới thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tham dự có: Trưởng Ban công tác đại biểu, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban soạn thảo Nghị quyết Nguyễn Thị Thanh.

Phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam có 15 bác sĩ, 33 giường bệnh trên 10.000 dân

Đây là một trong những mục tiêu được nêu tại Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN LÀM VIỆC VỚI BAN SOẠN THẢO NGHỊ QUYẾT VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG

Sáng 28/2 tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Soạn thảo Nghị quyết về vị trí việc làm và Nghị quyết về chế độ tiền lương mới thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu có 15 bác sĩ trên 10.000 dân

Quy hoạch của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, trên 10.000 dân nước ta có 33 giường bệnh; 15 bác sĩ; 3,4 dược sĩ và 25 điều dưỡng.

ĐBQH NGUYỄN TUẤN THỊNH: ƯU TIÊN TĂNG TRƯỞNG GẮN VỚI CỦNG CỐ, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT, BẢO ĐẢM CÁC CÂN ĐỐI LỚN CỦA NỀN KINH TẾ

Theo đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh – Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,0-6,5% trong năm 2024 như Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội đề ra, cần đẩy mạnh đầu tư công; quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, giải quyết các điểm nghẽn để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư xã hội; đồng thời tăng cường đầu tư cho nông nghiệp – lĩnh vực có tiềm năng và còn rất nhiều dự địa để phát triển.

'Siêu đô thị' TP. Hồ chí Minh và bài toán phát triển bền vững

Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng, TP.HCM đang phải chịu những sức ép nhất định và có dấu hiệu chững lại khi các động lực phát triển có khuynh hướng bão hòa...

'Cải cách mạnh thể chế, tạo môi trường, cơ hội chứ không phải tháo gỡ'

Năm 2024, cần có sự hành động của Chính phủ trong thực thi chính sách, song không thể thiếu vai trò này từ chính doanh nghiệp, nhà đầu tư. Việc đầu tiên là tạo niềm tin, nhìn thấy cơ hội vào thị trường Việt Nam. Nhân Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2024 do VnEconomy phối hợp với Bộ Ngoại giao, Báo Tin tức đăng tải một số ý kiến chuyên gia kinh tế xung quanh vấn đề này.

Thời cơ để kinh tế bứt phá năm 2024

Dự báo, năm 2024 tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường.

Hóa giải khó khăn bằng hành động mạnh mẽ, kịp thời

Trong ngày làm việc cuối cùng của năm, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2023. Dù không đạt mục tiêu đề ra song mức tăng trưởng 5,05% vẫn là một kết quả tích cực trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Và theo đó, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.

Tạo niềm tin đầu tư sẽ 'kích hoạt' thị trường khởi sắc

Tạo niềm tin đầu tư, thúc đẩy các nhà sản xuất, hoạt động dịch vụ, người dân tiêu dùng… sẽ 'kích hoạt' thị trường khởi sắc.

Ưu tiên 3 động lực tăng trưởng trong năm 2024

Năm 2024, việc củng cố và thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính, đặc biệt 3 động lực về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu vẫn được ưu tiên.

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6-6,5%

Tại Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11-2023 diễn ra chiều 6-12, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Quốc hội đã quyết định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6-6,5%, mục tiêu này cho thấy sự đánh giá lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế. Đồng thời, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập tới những điểm sáng, trụ lực chính để chúng ta hoàn thành mục tiêu này.