Sở Du lịch Hà Nội vừa phối hợp với UBND huyện Thường Tín gắn biển công nhận 'Nhà hàng đạt chuẩn' phục vụ khách du lịch cho nhà hàng ẩm thực Đồng Quê.
Theo Quy hoạch chung đô thị Quất Lâm vừa được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt, đến năm 2030 sẽ phát triển Quất Lâm trở thành đô thị du lịch ven biển, là trung tâm cực phát triển phía Đông Nam của tỉnh này.
Huyện Thường Tín (Hà Nội) vốn là địa phương có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi và được biết đến là 'đất danh hương, đất trăm nghề'. Những năm qua, để phát triển tiềm năng du lịch, huyện Thường Tín đã và đang xây dựng những thương hiệu sản phẩm đặc trưng, độc đáo nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa truyền thống.
Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) được công nhận sản phẩm du lịch OCOP 4 sao thuộc nhóm 'dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch', thu hút đông đảo du khách và nhiều địa phương đến tham quan, học tập mô hình phát triển.
Nhắc đến xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, người ta nghĩ ngay đến làng du lịch sinh thái, với những mùa hoa đa sắc màu. Đặc biệt, từ khi Hợp tác xã Hoa, cây cảnh và Dịch vụ Hồng Vân trở thành điểm du lịch của thành phố Hà Nội được xếp hạng 4 sao về sản phẩm du lịch trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hồng Vân càng thêm độc đáo, quyến rũ du khách...
Dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương, xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) đang chuyển mạnh sang phát triển du lịch sinh thái, nhất là khi được công nhận là sản phẩm du lịch OCOP 4 sao. Việc khai thác những lợi thế từ các sản phẩm nông nghiệp đang mang lại những kết quả bước đầu, mở hướng đi mới để phát triển nông thôn bền vững.
Không chỉ là đất danh hương, Thượng Phúc xưa còn nổi tiếng là vùng đất học, đất khoa bảng.
Sau hơn 10 năm chuyển đổi từ xã thuần nông sang xã du lịch sinh thái, Hồng Vân giờ đây không chỉ đưa du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế của địa phương mà còn góp phần lan tỏa lối sống xanh, bảo vệ môi trường và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
Nằm ven sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội chừng 20km về phía Nam, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) được biết đến là một trong những điểm du lịch nông thôn hấp dẫn. Đời sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày nhờ làm du lịch.
Khu Văn Từ Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Nội) còn lưu giữ 4 tấm bia đá hơn 300 năm tuổi, trong đó có 2 tấm bia ghi danh các nhà khoa bảng.
Ngày 28/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thường Tín tổ chức Hội nghị triển khai về ứng xử văn minh du lịch và du lịch cộng đồng cho dân cư tại xã Hồng Vân.
Ngày 13-1, đường dây nóng Tỉnh ủy tiếp nhận 2 ý kiến, đề xuất, kiến nghị của công dân. Sau khi trực tiếp xem xét nội dung của những phản ảnh này, đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo đến các cá nhân, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời công dân. Cụ thể:
Tận dụng lợi thế vùng nông nghiệp ven đô, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) đã đẩy mạnh khai thác dịch vụ du lịch trải nghiệm, coi đây là hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.