Niềm vui được mùa của nông dân trong vụ mùa, hè thu

Thời tiết thuận lợi, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự chủ động của ngành NN&PTNT trong chỉ đạo sản xuất vụ mùa, hè thu, nông dân các huyện, thành phố sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất tốt, áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc… đã làm nên một vụ sản xuất thắng lợi. Năng suất lúa và cây rau màu đều tăng so với cùng kỳ năm 2019.

Ngành Bảo vệ thực vật trước xu hướng sản xuất theo hướng bền vững với nông sản an toàn

Ngành Bảo vệ thực vật luôn đóng vai trò quan trọng sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng. Bên cạnh sứ mệnh bảo vệ sản xuất cây trồng nông nghiệp, ngành này đã mang lại giá trị hiệu quả thiết thực cho người dân là nâng cao sản lượng và giá trị hàng hóa, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích cây trồng. Đặc biệt, ngành còn đóng góp quan trọng cho việc cải thiện rõ rệt công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Cơ giới hóa nông nghiệp ở tỉnh đang có chuyển biến tích cực, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Đây là bước tạo nền tảng vững chắc cho nông nghiệp bảo đảm hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM bền vững, phát triển.

Lần đầu tiên thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5

'Hôm nay là ngày đặc biệt với giáo viên chúng tôi. Mọi năm, thời gian này là tâm trạng chia xa, năm nay lại là đón chờ'.

Tăng cường phòng trừ chuột hại để bảo vệ sản xuất

Ở một số địa phương trong tỉnh, nông dân trồng lúa dùng 'hàng rào' nilon để ngăn cản sự phá hại của chuột. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế sản xuất thời điểm hiện tại, việc chỉ áp dụng cách thức đơn lẻ này mang lại rất ít tác dụng. Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV, ở một vài vụ sản xuất gần đây, chuột gia tăng gây hại trên diện tích lúa và ngô. Tại vụ xuân 2020, mức độ phá hại của chuột càng mạnh với phạm vi rộng khắp 10/10 huyện, thành phố.

Phát triển vùng mía tím Hòa Bình - cần giải pháp căn cơ

Bài 2 - Thúc đẩy sản xuất mía tím chất lượng cao gắn với liên kết đầu ra bền vững (HBĐT) - Ở các niên vụ gần đây, giá trị thu nhập bình quân đối với cây mía tím vẫn giữ trong khoảng 120 - 160 triệu đồng/ha, có vườn đạt 200 - 250 triệu đồng/ha. So với một số cây lương thực như lúa, ngô đạt giá trị thu nhập khoảng 65 triệu đồng/ha, trồng mía tím vẫn cho hiệu quả kinh tế cao hơn 2-3 lần. Bên cạnh đó, mía tím Hòa Bình đang vấp phải những khó khăn, thách thức trong việc giữ thương hiệu, đó là chất lượng giống bị thoái hóa, sức mua trên thị trường giảm.

Phát triển vùng mía tím Hòa Bình - cần giải pháp căn cơ

Bài 1 - Thực trạng mía tím Hòa Bình (HBĐT) - Mía tím hiện chiếm khoảng 7% tổng diện tích trồng cây hàng năm của tỉnh. Nếu tính bình quân giá trị thu nhập, mỗi ha mía tím bằng 1,3 -1,5 ha canh tác so với nhiều cây trồng khác. Đây cũng là lý do nhiều nông dân trong tỉnh vẫn lựa chọn mía tím là cây trồng lợi thế.

Ước vọng trước thềm xuân

Khi mùa xuân đến, cảm xúc mỗi người lại trào dâng. Đó là niềm tự hào, sự tin tưởng đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. Trước thềm xuân mới Canh Tý 2020, cùng Báo Hòa Bình lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn và cùng kỳ vọng về sự phát triển đi lên của tỉnh trong năm mới 2020.

Cấp bách thúc đẩy tiêu thụ, giải phóng vùng mía đường nguyên liệu

Diện tích mía đường nguyên liệu của tỉnh đã đến thời vụ thu hoạch kể từ tháng 11. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, người trồng mía nguyên liệu ở các địa phương lại lần nữa bất an về tình hình tiêu thụ, giá cả. Thực trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng nghìn hộ dân. Các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp đang cùng vào cuộc với vai trò thúc đẩy.

Tăng cường chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Cùng với miền Bắc, tỉnh đang trải qua 1 đợt rét hại kéo dài. Thời tiết lạnh sâu, nhiệt độ dưới 10oC duy trì từ đêm cho đến sáng. Một số địa bàn vùng núi cao như Mai Châu, Lạc Sơn, Đà Bắc xảy ra hiện tượng sương muối. Việc chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi là giải pháp quan trọng để bảo vệ, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Những sáng tạo kỹ thuật có tính ứng dụng thiết thực

Trong những năm qua, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng được tổ chức thành công đã phát huy mạnh mẽ tiềm năng sáng tạo, thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia với nhiều giải pháp, sáng kiến trên các lĩnh vực, được ứng dụng hiệu quả vào đời sống, xã hội. Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 7 và Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 15 năm học 2018 - 2019 vừa qua đã có nhiều giải pháp, sáng kiến, mô hình, sản phẩm dự thi nổi bật.

Bước chuyển ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật nêu một vài dẫn chứng cho thấy những thành tựu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cụ thể về trồng trọt: So với năm 1992, năng suất lúa bình quân của tỉnh hiện tăng gấp gần 3 lần (từ 19,2 tạ/ha lên 54 tạ/ha). Năm 1997, cả tỉnh có 270 ha cây có múi, đến năm 2019 đạt trên 10.500 ha, năng suất từ 10 - 12 tấn/ha tăng lên 24 tấn/ha (đứng nhất, nhì toàn quốc). Từ chỗ lương thực làm ra không đủ ăn, nay đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng cây ăn quả có tiếng trên thị trường...

Cần giải pháp tổng thể giảm áp lực sử dụng thuốc diệt cỏ

Gần đây, hoạt chất Glyphosate gây ung thư đã khiến toàn thế giới xôn xao khi lần thứ 2, tòa án Mỹ đưa ra phán quyết là thủ phạm gây ung thư cho 1 người làm vườn ở Mỹ sau quá trình dài sử dụng 1 loại thuốc diệt cỏ do Tập đoàn Monsanto sản xuất. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, tỉnh ta đang đứng trước những áp lực từ việc sử dụng thuốc diệt cỏ. Đó là vấn đề lạm dụng thuốc diệt cỏ, sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, sử dụng sai mục đích... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.