Đền Thung Lá linh thiêng thờ Quốc Mẫu nơi núi rừng

Đền Thung Lá với vẻ trầm mặc, nên thơ, là địa điểm linh thiêng thờ Quốc Mẫu, một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch Ninh Bình, nhất là đối với những du khách tìm kiếm sự yên bình, thanh tịnh và môi trường văn hóa, thiên nhiên đặc sắc.

Ghé thăm động Hoa Lư - Căn cứ khởi nghiệp của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh

Cùng với Cố đô Hoa Lư nổi tiếng, động Hoa Lư cũng là một trong những di tích tiêu biểu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng. Nên ngày nay, nhiều du khách khi đi du lịch Ninh Bình sẽ lựa chọn tham quan, trải nghiệm thêm động Hoa Lư.

Bồi đắp tình yêu, niềm tự hào về quê hương cho thế hệ trẻ

Gia Viễn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, vùng đất 'sinh vương sinh thánh', nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng, thánh Nguyễn Minh Không và nhiều danh nhân tiêu biểu khác. Để bồi đắp thêm tình yêu, niềm tự hào về quê hương cho thế hệ trẻ, công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương được các cấp, các ngành quan tâm, đổi mới với nhiều phương thức phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế.

Ngôi chùa sở hữu tượng Phật bằng đồng 'khủng' nhất Thủ đô

Chính điện của ngôi chùa cổ này là nơi đặt một bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ rất nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952.

Hoạt động kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Vua Đinh Tiên Hoàng

Lễ kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Vua Đinh Tiên Hoàng dự kiến diễn ra vào 8 giờ ngày 24-3-2024 tại Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Chùa Cổ Lễ: Kiến trúc độc đáo ẩn giữa lòng Nam Định

Khám phá chùa Cổ Lễ - nơi sở hữu tượng rùa khổng lồ, chuông Đại Hồng Chung và tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đặc biệt... là hành trình đưa du khách trở về với những nét đẹp văn hóa sâu sắc, tinh tế và lâu đời của Việt Nam.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc mừng nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày 23/2, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi thăm, chúc mừng cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh; Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh; Trung tâm Y tế huyện Yên Mô và Thầy thuốc ưu tú Dương Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh.

Nét văn hóa đặc sắc lễ hội truyền thống động Hoa Lư

Lễ hội truyền thống động Hoa Lư diễn ra từ ngày mùng 10-13 tháng Giêng âm lịch hằng năm để thể hiện lòng thành kính của Nhân dân địa phương và du khách thập phương đối với vua Đinh và những người có công với đất nước.

Ninh Bình: Lễ hội truyền thống động Hoa Lư thu hút du khách

Lễ hội truyền thống động Hoa Lư diễn ra từ ngày mùng 10-13 tháng Giêng âm lịch hằng năm để tri ân các bậc tiền nhân như Đinh Tiên Hoàng Đế, Thái hậu Dương Vân Nga, Quốc sư Nguyễn Minh Không.

Tổ chức 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' tại Đền Thánh Nguyễn

Nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024, ngày 17/2, tại Khu di tích lịch sử kiến trúc cấp quốc gia Đền Thánh Nguyễn, UBND huyện Gia Viễn tổ chức Lễ phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ'.

Du khách đổ về chợ Viềng, gần 500 công an đảm bảo an ninh, trật tự

Gần 500 cán bộ, chiến sĩ công an cùng các lực lượng tổ chức các vòng, chốt bảo đảm an ninh trật tự, phân luồng giao thông phiên chợ Viềng Xuân 2024.

Hội xuân chùa Bái Đính 2024 với nhiều nét mới

Sáng 15/2/2024 (Tức ngày 06 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Giáo Hội Phật giáo tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội xuân Bái Đính 2024.

Lễ hội chùa Bái Đính Giáp Thìn 2024 kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch

Ngày 15/2, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã tổ chức khai hội chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Khai hội chùa Bái Đính xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 15/2 (mùng 6 Tết Giáp Thìn 2024) tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đã diễn ra lễ khai hội chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch.

Khai mạc ''Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024''

Ngày 15/2 (tức Mùng 6 tháng Giêng), tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc 'Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024'.

Độc đáo Quần thể danh thắng Tam Chúc

Quần thể danh thắng Tam Chúc nằm trên địa phận thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng. Cách đây trên 10.000 năm vùng đất này đã có người Việt cổ đến cư trú và khai phá. Các di chỉ, hiện vật mang những nét đặc trưng của văn hóa Hòa Bình, văn hóa Đông Sơn và các hiện vật thời kỳ Đông Hán, Tùy - Đường sang Lý - Trần được tìm thấy trên vùng đất này đã chứng tỏ điều đó. Vùng đất này còn gắn với các các vị thần, Phật, quân vương như Đinh Tiên Hoàng, Lý Quốc Sư, Trần Nhân Tông cùng những lễ hội độc đáo. Mang trong mình nhiều lớp trầm tích về lịch sử, văn hóa, từ những xóm núi heo hút xưa, Ba Sao đã trở thành thị trấn và đang ngày càng vươn mình phát triển, đặc biệt với thế mạnh du lịch khi nơi đây hiện hữu ngôi chùa kỳ vĩ, công trình thế kỷ của văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam và thế giới cùng các ngôi cổ tự có từ ngàn năm thờ Phật và những người có công với dân với nước.

Say đắm vẻ huyền bí của chốn tâm linh chùa Non Nước (Ninh Bình)

Chùa Non Nước Ninh Bình với không gian yên tĩnh đầy trang nghiêm, phảng phất nét quen thuộc của vùng quê miền Bắc sẽ khiến du khách cảm thấy bình yên khi đặt chân đến chốn tâm linh này.

Đền Thánh Nguyễn: Tìm về cội nguồn lịch sử và văn hóa Việt

Ninh Bình không chỉ có những di tích, danh lam thắng cảnh như Cố đô Hoa Lư, Tràng An, Tam Cốc Bích Động. Về với Gia Viễn, du khách sẽ có cơ hội tìm về với cội nguồn lịch sử, cũng cảm nhận được những nét đẹp văn hóa từ vùng đất của Thánh Nguyễn.

Khám phá chùa thiêng gần 1.000 năm tuổi, lưu giữ báu vật nặng 9 tấn ở Nam Định

Chùa Cổ Lễ lưu giữ một 'báu vật' mang tên Đại Hồng Chung (chuông) do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Chuông nặng 9 tấn, cao 4,2 m, đường kính 2,2 m, thành dày 8 cm là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam thời điểm đó. Không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, kiến trúc, chùa Cổ Lễ còn là di tích cách mạng.

3 làng nghề độc đáo ở Ninh Bình

Làng nghề Sinh Dược; Làng nghề ẩm thực Khánh Thiện và Làng gốm Gia Thủy là ba làng nghề độc đáo, lâu đời ở Ninh Bình.

Khảo cứu tấm bia ghi dấu chân Thánh tổ Không Lộ ở chùa Thần Quang Tây, Nam Định

Khi đến chùa Thần Quang Cổ Lễ cũng phát hiện một tấm bia có khắc dấu chân Thánh Tổ, ghi cùng một năm khắc là Khải Định thứ 10 (1925), qua đối chiếu văn khắc thì nội dung cũng giống như tấm bia ở chùa Thần Quang Tây, có vẻ như là một bản sao của tấm bia ở chùa Thần Quang Tây.

Bảo tồn văn hóa, khai thác du lịch qua 'con đường' dược liệu

Hương thơm thuần khiết, thôn dã từ vườn dược liệu mênh mông quyện trong từng làn gió, hơi sương buổi sớm dưới chân dãy núi Bái Ðính (Ninh Bình) khiến vẻ đẹp nơi này càng thêm huyền ảo và quyến rũ.

Về Ninh Bình tham quan giếng Ngọc chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính có lẽ đã không còn xa lạ với du khách thập phương, tuy nhiên không phải ai cũng biết nơi đây còn có Giếng Ngọc - được mệnh danh là giếng nước lớn nhất Việt Nam.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới - Bài 1: Những vùng quê đáng sống

Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, tỉnh Ninh Bình coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài 'Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới' tại Ninh Bình.

Phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong xây dựng thương hiệu địa phương

Di sản văn hóa vật thể được định nghĩa là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Đây là những đối tượng, hiện vật, công trình, cảnh quan, địa điểm, di tích lịch sử, kiến trúc, tài liệu và những đại diện khác của con người và xã hội từ quá khứ đến hiện tại. Mỗi một di sản văn hóa vật thể là một câu chuyện tuyệt vời về quá khứ và mang lại sự kiêu hãnh và nhận thức sâu sắc về lịch sử và văn hóa của chúng ta. Vì vậy, di sản văn hóa vật thể đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và truyền tải di sản lịch sử và văn hóa cho thế hệ sau. Luật di sản văn hóa quy định việc quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa trong quốc gia với mục đích bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Giá trị văn hóa của quần thể di tích văn hóa tâm linh Bái Đính – Ninh Bình

Di tích văn hóa tâm linh Bái Đính đã tạo nên một không gian tâm linh có giá trị lịch sử, tôn giáo. Gần 1000 năm qua, ngôi chùa vẫn còn đó như minh chứng cho sức sống bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh người Việt.

Huyền tích ngôi cổ tự và quả chuông khổng lồ

Ở Nam Định, có 3 ngôi chùa đáng hạng danh tích gồm chùa Phổ Minh, chùa Keo Hành Thiện và chùa Cổ Lễ.

Những điều thú vị về làng nghề hơn 900 năm ở Nam Định

Nằm cách thành phố Nam Định khoảng 20km, huyện Ý Yên nổi tiếng là quê hương của nghề đúc đồng. Trong đó, làng nghề Vạn Điểm nổi tiếng được xem là nơi sản sinh ra nhiều sản phẩm đồ đồng tinh xảo bậc nhất hiện nay.

Ninh Bình xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng

Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Ninh Bình cho biết tỉnh xây dựng các mô hình hợp tác xã sản xuất gắn với chuỗi giá trị, trong đó tập trung cao cho những mô hình sản xuất các sản phẩm đặc trưng.

Quan tâm đặt tên đường mới là tên các vị cao tăng nổi tiếng

Đại biểu Thích Thanh Vân đề nghị tỉnh và các địa phương cần quan tâm đặt tên các tuyến đường mới là tên các vị cao tăng nổi tiếng.

Chùa Cổ Lễ - Nam Định: Chuông cổ ngự giữa hồ

Chuông cổ đặt giữa hồ nước gần một thế kỷ, chưa một lần cất tiếng vang. Đại Hồng Chung mang trong mình câu chuyện gắn liền với lịch sử, là chứng nhân của những năm tháng chống Pháp.

Đoàn famtrip khảo sát sản phẩm du lịch Ninh Bình

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần Du lịch Ninh Bình, chiều 25/5, Sở Du lịch tổ chức chương trình khảo sát các sản phẩm du lịch Ninh Bình với sự tham gia của gần 150 đại diện các hãng lữ hành, cơ quan thông tấn và báo chí trên cả nước (chương trình famtrip).

Hấp dẫn tour du lịch trải nghiệm 'Tìm về cội nguồn Đức Thánh Nguyễn'

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Đền Đức Thánh Nguyễn, vừa qua huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức trưng bày ảnh và giới thiệu tour du lịch trải nghiệm 'Tìm về cội nguồn Đức Thánh Nguyễn'.

Du lịch Ninh Bình: Những điểm đến ấn tượng

Các địa điểm du lịch Ninh Bình luôn là những địa danh thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế bởi vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ đến ngây người.

Lễ hội đền Thánh Nguyễn với chuỗi các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa

Chiều và tối ngày 28/4 (9/3 âm lịch), trong khuôn khổ lễ hội đền Thánh Nguyễn, UBND huyện Gia Viễn tiếp tục tổ chức chuỗi hoạt động gồm: Trưng bày ảnh và giới thiệu tour du lịch trải nghiệm 'Tìm về cội nguồn Đức Thánh Nguyễn'; cắt băng khánh thành đường hoa Phong Linh; chung khảo cuộc thi 'Ươm mầm tài năng hướng dẫn viên du lịch' huyện Gia Viễn năm 2023.

Lễ hội đền Thánh Nguyễn và những nét văn hóa đặc sắc

Ngày 27/4, Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2023 đã được khai mạc tại quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Thánh Nguyễn, tọa lạc bên sông Hoàng Long thuộc huyện Gia Viễn (Ninh Bình).

Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2023

Tối 27/4, tại các xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2023 với sự tham dự của đông đảo người dân và du khách thập phương. Lễ hội là dịp để nhân dân địa phương tỏ lòng thành kính, tri ân Đức Thánh Nguyễn, người con của vùng đất Gia Viễn

Lễ hội truyền thống đền Thánh Nguyễn năm 2023

Tối 27/4, UBND huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống đền Thánh Nguyễn năm 2023.

Độc đáo lễ hội Đức Thánh Nguyễn

Theo dấu chân người xưa tìm về đền thờ Đức Thánh Nguyễn, du khách không chỉ được tìm về với cội nguồn lịch sử, cảm nhận được những nét văn hóa của quê hương, mà còn được thưởng thức ẩm thực làng quê mộc mạc, đậm đà, ai đã một lần nếm thử sẽ nhớ mãi không quên.

Ninh Bình phát triển tuyến du lịch lịch sử, văn hóa

Ngoài cảnh quan thiên nhiên núi non hùng vĩ, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình còn là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử, được coi là vùng đất 'sinh vương sinh thánh', quê hương của Đức thánh Nguyễn Minh Không – Lý Quốc Sư và đức Đinh Tiên Hoàng. Để phát huy những giá trị lịch sử và văn hóa của địa phương, huyện Gia Viễn đã xây dựng Tour du lịch 'Tìm về cội nguồn' hướng đến học sinh, sinh viên và những du khách muốn tìm hiểu lịch sử cội nguồn.

Độc đáo tour 'Tìm về cội nguồn' kết nối các điểm di tích lịch sử

Ngoài cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, địa chất địa mạo và chiều sâu văn hóa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình còn là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử, được coi là vùng đất 'sinh vương sinh thánh.'

Chính thức khai Hội xuân Tam Chúc 2023

Sáng nay, ngày 2/2/2023, (tức 12 tháng Giêng âm lịch) chùa Tam Chúc (Hà Nam) chính thức khai hội.

Hội Xuân chùa Tam Chúc chính thức khai hội

Sáng 2/2, tức ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão, tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng (Hà Nam), Hội Xuân chùa Tam Chúc chính thức khai hội.

Khai hội Xuân chùa Tam Chúc Quý Mão 2023

Sáng 12 tháng Giêng, tức ngày 2/2/2023, tại Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hội Xuân chùa Tam Chúc chính thức khai hội.

Lễ hội Tam Chúc đã sẵn sàng

Mùa xuân năm Quý Mão 2023, lần thứ 5 Lễ hội chùa Tam Chúc được khôi phục tổ chức, gọi là Hội xuân Tam Chúc với sự mong đợi của hàng vạn phật tử, du khách và nhân dân. Cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội được sẵn sàng.