Theo các chuyên gia, với các lợi ích từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), cùng với CPTPP và các hiệp định thương mại khác, Việt Nam nhận được quá nhiều 'liều thuốc bổ', nhưng nếu cơ thể không thể hấp thụ, lúc đó sẽ lợi bất cập hại.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường quan trọng nhất của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là giải pháp quan trọng nhằm nâng tầm ngành này trong thời gian tới.
Mỹ được xác định là thị trường quan trọng bậc nhất của ngành chế biến gỗ Việt Nam, bởi đây là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam và cũng là nhà cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu sạch vô cùng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nhập khẩu (NK) gỗ nguyên liệu từ châu Phi đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, sẽ là rào cản trong việc đáp ứng các quy định về tính hợp pháp của gỗ trong Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
Nhìn nhận cơ hội mà Việt Nam có được khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các chuyên gia nhận định, chúng ta có nhiều cơ hội đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế.
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu (XK) lâm sản đạt 9,38 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 8,91 tỷ USD, tăng 16,81% so với năm 2017. Tuy nhiên, mục tiêu 20 tỷ USD XK gỗ của Việt Nam đến năm 2025 không hề đơn giản...
Năm 2018 được đánh dấu là một năm thành công rực rỡ của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Thành công này thể hiện trên nhiều phương diện, bao gồm tốc độ tăng trưởng cao trong xuất khẩu, ban hành và thực thi một số cơ chế chính sách mới như việc ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện FLEGT VPA với EU, các hội thảo, hội nghị thảo luận về chiến lược phát triển ngành.
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng giá trị xuất khẩu trong thời gian tới do dư địa tăng trưởng và khả năng tăng thị phần của doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn rất cao.
Chiến lược đề ra cho ngành gỗ là hết năm 2015 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD, hết năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2014.