Cộng đồng doanh nghiệp Việt mong các cơ quan đại diện Việt Nam là cầu nối tư vấn, xúc tiến thương mại, cung cấp thêm thông tin thị trường, đối tác quốc tế... để tiếp sức trong 'cuộc đua' trên trường quốc tế.
Món khô nhái ở An Giang được gọi với cái tên mĩ miều là 'vũ nữ chân dài' hút khách bởi độ giòn, thơm và ngọt thịt, có thể ăn hết cả xương.
Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, một yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Chính quyền thành phố đã thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025.
Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Theo các doanh nghiệp, mức tăng giá điện 4,8% không phải quá lớn nhưng sẽ tác động với hoạt động, chi phí của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới. Tiết giảm chi phí, chuyển đổi công nghệ sẽ là các giải pháp để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ không bị ảnh hưởng nhiều của việc giá điện tăng.
Các 'đại bàng' - doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh vẫn đang liên tục chọn Việt Nam để 'làm tổ'. Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đang nỗ lực để tăng sức cạnh tranh, mở đường đi sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội là một dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố. Những nỗ lực từ Chính phủ, chính quyền địa phương, đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ và từng bước khẳng định vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đã và đang gia tăng sự xuất hiện trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng số lượng này chưa tương xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là một 'điểm nghẽn'. Các doanh nghiệp (DN) ngành CNHT mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài.
Ngày 13/10 hàng năm là dịp đặc biệt đối với các doanh nhân Việt Nam. Vừa tôn vinh những đóng góp đối với nền kinh tế quốc gia, vừa nhìn lại chặng đường phát triển, khẳng định vai trò trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước.
Trước những khó khăn, thách thức vẫn liên tục phát sinh, tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục lấy doanh nghiệp là trung tâm phục vụ.
Luôn là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội đã không ngừng phát triển, đổi mới và hội nhập.
Sáng ngày 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã khai mạc Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024.
Theo dõi sự việc một số người gửi 10 nghìn đồng nhưng lại khoe ủng hộ 100 triệu đồng, tôi chợt nghĩ: 'Sao trên đời có kẻ bất nhẫn đến vậy'.
Công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành điện tử đầy cơ hội tiềm năng. Nhưng cũng còn gặp phải không ít những khó khăn đòi hỏi ngoài tự thân của các doanh nghiệp về mọi mặt, cũng rất cần cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển.
Theo các chuyên gia, cho rằng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cần liên kết mạnh mẽ hơn nữa để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng ngay trên sân nhà.
Việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, những quy định về thế chấp, lãi suất và thời hạn vay khiến nhiều doanh nghiệp chùn bước…
Từ lâu nay, vùng đất Tân Cương (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được nhiều người dân và du khách quốc tế biết đến với nhiều loại chè tươi, ngon, trong số đó là vườn chè cổ được trồng trên diện tích hàng trăm hecta đất đã làm nên thương hiệu chè độc đáo cho vùng đất xứ trà.
Lãi suất huy động đi lên kéo theo lãi suất cho vay tại nhiều ngân hàng đang tăng trở lại, nhiều người lo ngại thời kỳ tiền rẻ sẽ sớm chấm dứt.
Tỷ lệ tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp hỗ trợ của ngành điện tử, tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng,… mới đáp ứng được khoảng 15%; các ngành công nghiệp công nghệ cao trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 10%.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang phục hồi mạnh qua các số liệu tăng trưởng ấn tượng của 5 tháng đầu năm 2024. Trên cơ sở phân tích các động lực tăng trưởng và diễn biến liên quan, các chuyên gia kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong năm 2024.
'Bức tranh' kinh tế tháng 5 và 5 tháng của năm 2024 sáng dần lên, với nhiều chỉ số tăng trưởng tích cực.
Góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều doanh nhân cho rằng, xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô là đúng đắn, cần thiết, và kỳ vọng, dự Luật được thông qua sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Thủ đô sẽ có những điều kiện tốt hơn.
Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ, đồng hành của chính quyền địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, hút đầu tư sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một mắt xích khá quan trọng.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp Việt Nam đã có sự phục hồi và đón nhận thêm nhiều tín hiệu tích cực dù vẫn còn đó nhiều khó khăn.
Thực tế chưa nhiều các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị do chưa đáp ứng được yêu cầu, bởi khả năng cũng như tiềm lực còn hạn chế…
Đó là đề xuất của Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) tại Hội thảo Khoa học 'Thu hút trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)' do Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chiều 25/4.
Với thế mạnh là tình hình chính trị rất ổn định và lực lượng lao động trẻ dồi dào, Việt Nam đứng trước cơ hội đón nhận được trào lưu chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam.
Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội đã có nhiều đóng góp vào nền kinh tế, cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa hiện nay vẫn còn thấp nên khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD.
Thời gian qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội đã có nhiều đóng góp vào nền kinh tế, cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tiền thân là công ty san lấp mặt bằng, N&G Group là 1 trong 5 doanh nghiệp mới đây nhận Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư của UBND tỉnh Phú Yên với dự án khu công nghiệp công nghệ cao 2,550 tỷ đồng.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, tạo đà cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển…
Hà Nội đặt mục tiêu năm 2024, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, có khoảng 35 - 40% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
Dù đã khai trương được hơn 1 tuần, một cửa hàng mang thương hiệu trà sữa nổi tiếng của Thái Lan vẫn thu hút đông đảo bạn trẻ đến xếp hàng, tìm mua ở Hà Nội.
Qua hai tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp có sự phục hồi khi đơn hàng dồi dào và niềm tin về kết quả kinh doanh đã trở lại.
Nhằm tăng cường sự liên kết, giao thương hợp tác phát triển đầu tư, sản xuất kinh doanh cho các hội viên, chiều 1/3, Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) đã tới làm việc với doanh nghiệp LIFEVISION.
Những năm qua, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã chủ động đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Bài toán làm thế nào để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 'chen chân' vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là bài toán khó.
Với khung pháp lý rõ ràng, doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và đầu tư hơn.
Năm 2023 là năm đầy khó khăn của ngành Công nghiệp Hà Nội khi hầu hết các thị trường xuất, nhập khẩu lớn giảm sút, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
Ngày 25/01, Hội Nông dân tỉnh Long An tổ chức Đoàn công tác đến thăm, chúc tết các hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giuộc. Tham gia cùng đoàn có Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy - Nguyễn Việt Cường; Phó Chủ tịch Phụ trách Liên minh HTX tỉnh - Trần Hoài Bảo.
TP Hà Nội xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế bền vững, tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mặc dù các doanh nghiệp dệt may nội địa đã và đang gia tăng sự xuất hiện trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng số lượng này chưa tương xứng với tiềm năng.
Những nốt trầm trên thị trường bảo hiểm năm 2023 càng khiến các đại lý bảo hiểm ý thức phải học để họ không chỉ đơn thuần là người bán, mà là người bảo vệ khách hàng, không bị bỏ lại phía sau.
Những kết quả bước đầu đạt được trong chuyển đổi mô hình khu công nghiệp; quy hoạch phát triển mới các khu công nghiệp sinh thái rất đáng khích lệ nhưng cũng đang đối mặt không ít khó khăn.
Các khó khăn dự báo vẫn còn kéo dài sang năm 2024, doanh nghiệp (DN) đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự khởi sắc. Lúc này là thời điểm chuẩn bị các kịch bản và bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm tới.
Với nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại cùng các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ có nhiều 'cửa sáng'.
Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.
Giá điện tăng tạo sức ép để các doanh nghiệp tăng cường giải pháp tiết kiệm điện.
Tăng giá điện đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng giá là phù hợp, giúp người sử dụng điện tiết kiệm, có trách nhiệm hơn. Đặc biệt các doanh nghiệp phải có giải pháp để tối ưu hoạt động.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 1.920,37 đồng/kWh lên 2.006,79 đồng/kWh, tương đương tăng 4,5% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đây là lần tăng giá điện thứ 2 trong năm nay, sau khi tăng đợt 1 vào ngày 4-5 với mức 3%. Phóng viên TTXVN đã ghi nhận những ý kiến từ các doanh nghiệp và người dân xung quanh vấn đề này.