Tập sách này được biên soạn từ buổi hội đàm quan trọng tập trung vào di sản trí tuệ của triết gia, hành giả và Thành tựu giả, Lạt ma Tsongkhapa (1357-1419). Với chủ đề 'Tôn giả Jé Tsongkhapa: Cuộc đời, Tư tưởng và Di sản', buổi hội đàm kỷ niệm 600 năm từ ngày Tsongkhapa viên tịch và được tổ chức vào ngày 21-23/12/2019, tại tự viện Ganden ở Mundgod, Ấn Độ.
Logic học Phật giáo ra đời trên cơ sở kết hợp các yếu tố nhận thức luận, bản thể luận của nền tảng triết học Duy thức tông - Kinh lượng bộ Phật giáo và phương pháp tranh biện của Nyaya - Vaisesika. Sự kết hợp này đã khiến cho logic học Phật giáo có vị trí vượt trội so với các trường phái logic học của Ấn Độ đương thời
Phát tâm Bồ đề bằng phương pháp Bảy lớp Nhân - Quả trải qua sự nuôi dưỡng nhiều dòng tâm như: sự hiểu biết, cảm nhận về mối liên hệ mật thiết với tất cả mọi người một cách bình đẳng, cảm kích về tình thương mà người khác đã dành cho mình, tri ân và mong muốn đền đáp ân đức...
Khi chúng ta quán sát giáo nghĩa Tứ diệu đế một cách kỹ lưỡng, điểm chủ yếu mà chúng ta thấy là sự quan trọng của tâm trong vai trò xác định kinh nghiệm của chúng ta về đau khổ và hạnh phúc.
Kinh Pháp hoa (法華經, Saddharmapuṇdạrīkasūtra) là một trong những bản kinh phổ biến nhất ở Đông Á. Có nhiều học giả đã và đang nghiên cứu về kinh này. Họ thảo luận về những phát triển phức tạp trong việc hình thành bản kinh hay những chủ đề triết học như quan điểm về nhất thừa (ekayāna), nhưng những nỗ lực này dường như tách ra khỏi ngữ cảnh Phật giáo Ấn Độ. Vì vậy ở đây tôi sẽ cố gắng đặt kinh Pháp hoa vào lại trong dòng chảy Phật giáo Ấn Độ, so sánh những trích dẫn về nó như được thấy nơi những luận giải của những vị thầy Ấn Độ về sau.