Ngày 30-10, Công an tỉnh thông tin, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an vừa kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước và tổ chức hoạt động của lực lượng PCCC chuyên ngành tại Đồng Nai.
Ngày 26/10, Công ty Thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết, từ 16 giờ cùng ngày, Thủy điện Trị An kết thúc xả tràn hồ chứa. Việc ngừng xả tràn là để hạn chế ngập vùng hạ du, bởi những ngày tới triều cường tại hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ lên cao.
Ngoài các mẫu giấy bạc mệnh giá cao được in bằng polymer, Việt Nam vẫn đang lưu hành những tờ tiền giấy mệnh giá nhỏ, in bằng chất liệu cotton.
Lần thứ 3 trong năm, Công ty Thủy điện Trị An tiến hành xả tràn điều tiết, khi mực nước dâng đã đạt gần 62m theo thiết kế hồ đập.
Đài Khí tưởng Thủy văn Đồng Nai cảnh báo trên sông La Ngà đoạn từ thượng lưu đến các huyện Tân Phú, Định Quán có khả năng xảy ra lũ
Được mệnh danh là 'lá phổi xanh' của miền Đông Nam Bộ, Rừng Mã Đà nguyên sơ, trong lành, ẩn chứa nhiều trải nghiệm lý thú mà du khách ưa khám phá không thể bỏ lỡ khi đến Đồng Nai.
Lần thứ 2 trong năm, nhà máy Thủy điện Trị An kết thúc ngưng xả tràn, ngàn người dân lại được dịp đánh bắt cá, vui như hội.
Công ty Thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) thông tin, từ 9 giờ ngày 15/10, Thủy điện Trị An kết thúc xả tràn hồ chứa. Việc ngừng xả tràn là do triều cường tại hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai đang lên cao, dự kiến đạt báo động III.
Việt Nam có tiềm năng thủy điện dồi dào, nhiều nhà máy thủy điện lớn.
Để dân ca Nam Bộ phù hợp với đời sống đương đại, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã tổ chức các hội thi sáng tác lời mới, ca ngợi quê hương, con người Đồng Nai.
Do mực nước từ thượng nguồn về hồ Trị An tăng cao, từ ngày mai (12.10), hồ thủy điện Trị An sẽ tiếp tục xả lũ lần thứ 2 trong năm.
Công ty Thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) phát đi thông báo về việc tiến hành xả lũ lần 2 bắt đầu từ 10 giờ ngày 12/10.
Do lưu lượng nước về hồ nhiều, Nhà máy Thủy điện Trị An tiến hành xả tràn điều tiết hồ chứa. Đây là lần thứ 2 trong năm nay, thủy điện Trị An tiến hành xả tràn.
Tiêu tiền hàng ngày song không phải ai cũng hiểu rõ về đồng tiền Việt Nam. Những tiết lộ thú vị dưới đây có thể khiến nhiều người bất ngờ.
Nhà máy Thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc.
Sau khi đi vào hoạt động, Thủy điện Trị An cung cấp nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế-xã hội của 16 tỉnh, thành phía Nam, đảm bảo nguồn nước công nghiệp và sinh hoạt cho hàng triệu người dân.
Sau khi ngưng xả đập, hàng trăm người dân đã mang theo đủ các loại dụng cụ đến khu vực chân đập xả thủy điện Trị An để bắt cá.
Như thường lệ, mỗi khi Nhà máy Thủy điện Trị An ngừng xả nước qua đập tràn rất đông người dân đổ xô về bắt cá đến từ dòng sông Đồng Nai
Sau 1 tuần xả qua đập tràn để điều tiết nước về hồ chứa, Nhà máy thủy điện Trị An ngưng xả tràn từ 14h ngày 30/9.
Đó là thông tin được Công ty Thủy điện Trị An (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đưa ra sáng 28-9, trong bối cảnh hạ lưu sông Đồng Nai sắp đón đợt triều cường mới dịp mùng Một âm lịch.
Đây là nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở phía Nam sau khi thống nhất đất nước. Đặc biệt không kém, nó hiện vẫn là công trình thủy điện lớn nhất miền Nam với diện tích hơn 323 km2.
Trong danh mục buộc phải kiểm kê phát thải khí nhà kính hai năm một lần cho giai đoạn 2025-2026, được Thủ tướng ban hành hồi tháng 8 năm nay có 2.166 cơ sở sản xuất phải kiểm kê. Trong đó, đa phần là những doanh nghiệp sử dụng năng lượng hàng năm trên 1.000 tấn TOE (tấn dầu DO quy đổi).
Sau khi xả lũ qua tràn và tua bin phát điện với lưu lượng 1.000 m3/s, nhà máy Thủy điện Trị An quyết định tăng lưu lượng xả lên 1.120 - 1.170m3/s do lưu lượng nước về hồ tăng nhanh.
Ngày 22/9, Công ty Thủy điện Trị An tại tỉnh Đồng Nai đã phát đi thông báo về việc xả nước qua đập tràn từ sáng 23/9 trong khi mực nước sông Đồng Nai đang dâng cao với lý do nước về hồ Thủy điện Trị An với lưu lượng lớn…
Công ty Thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vừa phát đi thông báo về việc xả nước qua đập tràn để điều tiết về hạ lưu bắt đầu từ 10h ngày 23/9.
Trên cơ sở đang có cảnh báo lũ trên thượng nguồn hồ Trị An và mực nước tại trạm thủy văn Biên Hòa vượt báo động 1, Công ty Thủy điện Trị An bắt đầu xả lũ qua đập tràn và tua bin phát điện với lưu lượng 1.000 m3/s.
Đến thời điểm hiện tại, Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) giai đoạn 2021-2030 (Đề án DLST) đã thu hút được 12 nhà đầu tư nộp hồ sơ đấu thầu thực hiện các dự án du lịch được quy hoạch trong đề án.
Tại Thủy điện Trị An và vùng hồ Trị An, hiện nay Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chuẩn bị cho những chủ trương, kế hoạch lớn. Trong đó hai vấn đề nổi cộm là: Tiếp tục mở rộng nhà máy và thực hiện đề án du lịch xanh quy mô.
Có người ví von, nếu như nguồn sáng từ thủy điện là ánh sáng đến từ đại ngàn thì tiếng reo của dòng thác Thủy điện Trị An là bài ca vang mãi, như lời bài hát của nhạc sĩ Tôn Thất Lập, 'Trị An âm vang mùa xuân': Dòng điện mê say gọi ngày tương lai/Dòng điện bao la, gọi đời bay xa...
'Sau những tháng ngày làm việc cật lực đầy khí thế, đến khi các tổ máy Nhà máy Thủy điện Trị An hòa lưới điện quốc gia, người dân các tỉnh thành phía Nam, và tôi nhớ nhất lúc đó ở Đồng Nai, như vỡ òa', ông Huỳnh Văn Bình, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai bồi hồi nhớ lại.
Thủy điện Trị An chính thức khởi công vào ngày 30/4/1984 đã khẳng định vai trò, ý nghĩa lớn lao, là một trong những công trình đột phá đầu tiên trong giai đoạn đất nước sau thống nhất.
xây dựng Thủy điện Trị An, lực lượng công nhân, thanh niên xung phong của tỉnh Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành đã đào lấp khối lượng đất đá 'khủng' khoảng 23 triệu m3, dùng 73.000 tấn kết cấu sắt thép, thiết bị, 580.000 tấn bê tông và thời điểm đó phải sử dụng rất nhiều sức người.
LTS - Nhà máy Thủy điện Trị An từng là nhà máy thủy điện lớn nhất một thời, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia ở phía Nam, là một trong những công trình hạ tầng - công nghiệp năng lượng mũi nhọn để xây dựng đất nước. Thủy điện Trị An ra đời đúng lúc đã giải quyết được cơ bản tình trạng thiếu hụt điện năng trong thời kỳ đầu thống nhất đất nước, tạo tiền đề vững mạnh bước sang giai đoạn xây dựng và phát triển.
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Liên bang Nga hiện phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác và không ngừng được củng cố, tăng cường.
Chiều ngày 5-9, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khảo sát, làm việc với UBND tỉnh phục vụ thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Sáng 4/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dâng hoa, dâng hương tại Khu Lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và Khu tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ở tỉnh Vĩnh Long. Cùng đi có Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Nguyễn Đắc Vinh.
Rừng Mã Đà nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, là một trong những cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng, cách TP.HCM khoảng 40 km.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi ảnh nghệ thuật: EVN - 70 năm đổi mới cùng đất nước nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21-12-1954 - 21-12-2024).
Hồ Trị An (tỉnh Đồng Nai) là một trong 5 điểm của vùng Đông Nam Bộ được Chính phủ quy hoạch phát triển thành khu du lịch (KDL) quốc gia.
Mỗi tờ tiền của Việt Nam đều mang hình ảnh của một địa điểm nổi tiếng, gắn liền với lịch sử và văn hóa của đất nước.
Là hồ nước ngọt lớn nhất khu vực Đông Nam bộ với diện tích mặt hồ 323 km², có trữ lượng nước 2,765 tỷ m³, hồ Trị An có vị trí thuận lợi khi có 3 mặt tiếp giáp với các tuyến đường giao thông và nằm liền kề với Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hồ có gần 70 hòn đảo nhỏ, là địa điểm thích hợp cho khách tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng.
Hồ Trị An là một trong 5 điểm của vùng Đông Nam Bộ được Chính phủ quy hoạch phát triển thành khu du lịch (KDL) quốc gia.
Đó là chỉ đạo mà Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đưa ra trong chuyến khảo sát, đánh giá tiềm năng hồ Trị An tại huyện Vĩnh Cửu ngày 11.6.
Không chỉ giữ vai trò sản xuất điện, cung cấp nước ngọt, hồ Trị An với không gian mặt nước lớn, cảnh quan khu vực ven hồ được thiên nhiên ưu đãi, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch hàng đầu ở khu vực phía nam. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch chưa thu hút được nhà đầu tư xứng tầm, chỉ các mô hình du lịch tự phát với nhiều rủi ro.
Dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng đang gặp vướng mắc về mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Để đảm bảo dự án hoàn thành đúng kế hoạch, UBND tỉnh Đồng Nai đang tập trung các cơ quan chức năng để tìm biện pháp tháo gỡ những vướng mắc này.
Tin vui cho người dân huyện Vĩnh Cửu khi dự án trọng điểm Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng và công trình cầu Hiếu Liêm đang gỡ bỏ những vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), hứa hẹn khởi công trong thời gian tới.
Sáng 6-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì buổi làm việc nghe huyện Vĩnh Cửu báo cáo xử lý vướng mắc bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng tại xã Hiếu Liêm.
Trong chuyến đi đến rừng Mã Đà, du khách sẽ có dịp đạp xe xuyên rừng, thỏa thích chèo sup cùng bạn bè, gia đình trên hồ Trị An.
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Xuân Nam vừa có buổi làm việc với đoàn công tác Ngân hàng Tái thiết Đức về tiến độ thu xếp vốn cho dự án Nhà máy Thủy điện (NMTĐ) Trị An mở rộng.
Đồng Nai là một trong những địa phương giữ rừng rất tốt trên cả nước và được Trung ương đánh giá cao. Đạt được kết quả này nhờ lãnh đạo tỉnh có tầm nhìn xa với chiến lược phát triển rừng bền vững, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của đội ngũ kiểm lâm - lực lượng nòng cốt tham gia trực tiếp bảo vệ rừng.