Cách nay 8 năm, tôi thật sự bất ngờ khi nhận được một món quà tặng từ nhà báo Dương Phước Thu, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế cuốn sách nhan đề 'Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Báo Quyết chiến xuất bản ở Huế' do chính anh sưu tầm và chỉnh lý và được Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 2015.
Nằm trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội nói chung.
TTH - Cuối năm 2021, khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hoành hành, tôi nhận được điện thoại của anh Dương Phước Thu, mời viết tham luận cho một hội thảo về tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn, dự định được tổ chức vào đầu năm 2022.
Sau ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đặc biệt là trong giai đoạn Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), để giữ thế đấu tranh hợp pháp, Đảng chủ trương bằng mọi giá 'các cấp bộ đảng' phải có báo chí trong tay làm cơ quan ngôn luận, biến cơ quan này thành vũ khí đấu tranh cách mạng.
Từ 'Nhành Lúa' đến 'Kinh tế tân văn' tiếp nối, cả hai tờ báo đã phát huy tối đa sức mạnh của cơ quan ngôn luận, cùng với các thể tài báo chí, thơ văn trên hai tờ báo đã trở thành vũ khí đấu tranh sắc bén của những người cộng sản.
Dù đã tồn tại cách đây 85 năm nhưng tuần báo Nhành Lúa - cơ quan của Tỉnh ủy Thừa Thiên và Xứ ủy Trung Kỳ vẫn có nhiều gợi ý và chỉ dẫn cho hoạt động báo chí thời hiện đại. Đó là các vấn đề về cách lựa chọn nội dung, đề tài phản ánh; cách lựa chọn, sắp xếp chuyên mục, cách sử dụng ngôn ngữ thông tin trong tin, bài và bài học về sự kết hợp thông tin tuyên truyền vận động để thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu của báo chí.
Đánh giá về Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, trong bài 'Nhớ Hải Triều', nhà sử học Trần Huy Liệu viết: 'Hải Triều đã cống hiến nhiều cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin cho cách mạng Việt Nam'.