Hồ tiêu neo ở mức cao, cà phê tăng mạnh, cao su biến động trái chiều, chay tươi được giá, thị sáp đầu mùa giá cao, nhãn Sơn La cao kỷ lục hơn 50 ngàn đồng/kg.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn huyện Sông Mã đã và đang triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển KT-XH, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong những năm qua, huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm, triển khai nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư ứng dụng công nghệ, tạo vùng cây ăn quả chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.
Những ngày này tại huyện Sông Mã (Sơn La), nhiều hộ dân đang thu hoạch nhãn chín sớm. Năm nay, nhãn được mùa và thương lái thu mua với giá cao nên ai cũng phấn khởi. Đây là thành quả của người trồng nhãn khi ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất, để nhãn ra hoa, đậu quả trước thời vụ.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, trong 2 năm (2021-2022), Đảng bộ huyện Sông Mã đã xác định 4 khâu đột phá và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả.
Ngày 2/8, tại huyện Yên Châu, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ khởi hành đưa sản phẩm nhãn Sơn La về Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và ký kết hợp đồng cung cấp, tiêu thụ nông sản an toàn Sơn La vào các suất ăn với Công ty Cổ phần suất ăn hàng không Nội Bài và Công ty Cổ phần Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam. Dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Vào tháng 3/2021, nhãn hiệu chứng nhận 'Nhãn Sơn La' đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận 'Nhãn Sơn La' là sự khẳng định về danh tiếng và chất lượng nông sản của tỉnh Sơn La, tạo nền tảng vững chắc giúp những sản phẩm từ quả nhãn của tỉnh vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.
Cục Sở hữu trí tuệ vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 'Nhãn Sơn La' cho sản phẩm quả nhãn tươi và long nhãn của tỉnh. Đây là động lực để người trồng nhãn, các doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh việc sản xuất, tiếp tục đưa nhãn Sơn La chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
'Nhãn Sơn La' đã chính thức được trao nhãn hiệu, mở ra nhiều cơ hội để chinh phục các thị trường khó tính. Trước khi đến với người tiêu dùng châu Âu, quả nhãn của Sơn La đã trải qua hành trình như thế nào, đây là điều nhiều người muốn biết. Được sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Bộ NN-PTNT, quả nhãn Sơn La đã được sơ chế trước khi xuất khẩu, để có giá trị dinh dưỡng cao nhất, chinh phục thị trường khó tính.
Ngày 21/7, tại huyện Sông Mã, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 'Nhãn Sơn La' và cắt băng khởi hành lô nhãn Sông Mã - Sơn La xuất khẩu sang thị trường EU và Vương quốc Anh năm 2021.
Dịch Covid-19 khiến các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nhãn Sơn La không thuận lợi như mọi năm. Song theo dự báo, trong năm nay, Sơn La vẫn sẽ tiêu thụ thành công 70.000 tấn nhãn, trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 57.000 tấn, xuất khẩu 7.900 tấn, giá trị xuất khẩu ước đạt 9 triệu USD.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tỉnh Sơn La đã tổ chức tốt việc tiêu thụ, xuất khẩu xoài. Hiện nay, bắt đầu vào vụ thu hoạch nhãn, dự kiến rất sôi động, với nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nhãn.
Dự kiến vụ năm nay, huyện Mai Sơn (Sơn La) xuất khẩu khoảng 2.600 tấn nhãn sang thị trường các nước: Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Malaysia...
1,2 tấn nhãn tươi của Hợp tác xã nhãn chín muộn Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La sẽ được Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu GreenPath Việt Nam thu mua, kiểm định chất lượng, hoàn tất các thủ tục chiếu xạ để xuất khẩu sang thị trường Úc.