Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng, báo cáo UBND địa phương bố trí kinh phí và tổ chức mua sắm, không để thiếu thuốc, vắc-xin.
Bộ Y tế bổ sung thêm đối tượng, lịch tiêm chủng và một số vắc-xin mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.
Vắc xin là vũ khí sắc bén, hữu hiệu để chủ động phòng, chống và kiểm soát các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đồng thời, củng cố an ninh y tế toàn cầu và sẽ là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự kháng thuốc.
Hơn 2 tháng đầu năm nay, Hải Dương cơ bản phòng chống và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh.
Trước tình trạng có người dân bị lừa bán sang Campuchia, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TPHCM cho biết, tình trạng tội phạm buôn bán người là vấn đề nhức nhối được thế giới và Việt Nam quan tâm từ lâu.
Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, để học sinh yêu thích môn Lịch sử thì giáo viên phải chủ động tái cơ cấu nội dung sách giáo khoa cho phù hợp với nhận thức của học sinh.
Phát huy kết quả đạt được trong công tác tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị đã đề ra mục tiêu tiêm chủng trong năm 2022, đó là duy trì và nâng cao chất lượng tiêm chủng; đảm bảo tỉ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó, trung tâm triển khai kế hoạch khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm có vắc xin bảo vệ ở trẻ em, bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, duy trì loại trừ uốn ván sơ sinh trên địa bàn.
Năm 2022, Tuần lễ tiêm chủng thế giới có chủ đề 'Vắc xin mang lại cuộc sống lâu dài cho tất cả mọi người' được tổ chức vào tuần cuối cùng của tháng 4. Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn.
Những năm qua, đội ngũ y bác sĩ Trạm Y tế xã Xuân Thắng (Thường Xuân) đã không ngừng nỗ lực vươn lên làm tốt vai trò, nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.
Bệnh viêm não vi rút là một bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 8. Bệnh thường khởi phát cấp tính, diễn biến nhanh, nặng, phức tạp có tỷ lệ tử vong và di chứng cao, gặp nhiều lứa tuổi ở trẻ em.
Ngành y tế Đồng Nai thông báo đến tất cả các đơn vị y tế nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh về lô vắc-xin viêm não Nhật Bản B JM-020319E là an toàn và tiếp tục sử dụng.
Ngày 18/9, ông Phan Huy Anh Vũ - Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ bé gái 1 tuổi tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản B, Hội đồng tư vấn chuyên môn đã đánh giá chất lượng lô vắc-xin an toàn nên tiếp tục cho sử dụng trên toàn tỉnh.
Tối 15-9, tin từ Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết có xảy ra vụ việc một bệnh nhi tử vong sau khi được gia đình đưa đi tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản B và đang cùng hội đồng chuyên môn khẩn trương làm rõ vụ việc.
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai xác định nguyên nhân ban đầu bé N.T.B.T (sinh năm 2019, quê tỉnh An Giang) tử vong là do sốc phản vệ sau tiêm chủng.
Nắng nóng và mưa khiến các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản B, cúm gia tăng. Phòng tránh là biện pháp quan trọng mà mỗi người dân cần chủ động thực hiện để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Hôm nay (13-5), các trạm y tế trên địa bàn Hà Nội đã triển khai tiêm chủng mở rộng trở lại sau hơn một tháng tạm dừng vì dịch Covid-19. Ghi nhận của phóng viên Báo Hànôịmới tại các trạm y tế, ngay từ sáng sớm, đã có rất đông người dân đưa trẻ đến tiêm chủng.
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới được tổ chức vào tuần cuối cùng của tháng 4 (từ ngày 24- 30/4) nhấn mạnh: Vắc-xin là một trong những công cụ quan trọng nhất để phòng dịch và giữ cho thế giới an toàn. Sử dụng vắc-xin giúp bảo vệ tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm có thể là nguyên nhân của các bệnh nghiêm trọng gây tử vong hoặc tàn tật. Giá trị của vắc-xin đối với sức khỏe trẻ em, cộng đồng và toàn thế giới cũng như tầm quan trọng của tiêm chủng trong cải thiện sức khỏe và phúc lợi của mọi người đã được khẳng định. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước tiến lớn trong việc tăng tỉ lệ bao phủ tiêm chủng và duy trì các mục tiêu bao phủ vắc-xin đã đạt được…
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trong lúc chưa có vắc-xin phòng ngừa. Theo các chuyên gia y tế, trẻ em (TE) chưa tự ý thức bảo vệ sức khỏe cũng như hệ miễn dịch yếu nên dễ nhiễm bệnh. Do vậy, cha mẹ cần chủ động bảo vệ trẻ trước những nguy cơ nhiễm bệnh như hiện nay.
Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin là phương pháp đề phòng tốt nhất các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn, rubella… Tuy nhiên, thời gian qua có không ít phụ huynh chủ quan với việc tiêm phòng cho trẻ nhỏ, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.