Mặc dù có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, nhưng cho đến nay, thương hiệu du lịch Hà Nam còn khá mờ nhạt trên bản đồ du lịch của cả nước. Vì thế, để 'đánh thức' du lịch Hà Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Hà Nam đón khoảng 4,2 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt hơn 3.200 tỷ đồng, đã vượt qua cả năm 2023. Hà Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh, khẳng định thương hiệu là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách…
Theo đại diện Sun World, Hà Nam dù có du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái nhưng chưa tạo được nét độc đáo, chưa có quy hoạch du lịch bài bản và sự kết nối giữa các điểm…
Chiều 26/9, tại thị xã Duy Tiên, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban với thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021-2026. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện các sở, ngành; các Ban HĐND tỉnh; thường trực HĐND, các Ban HĐND các huyện, thị xã, thành phố.
Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối cung, cầu giữa Hà Nam với các tỉnh, thành trong vùng cũng như trên cả nước đã được Sở Công thương tăng cường triển khai. Qua đó, góp phần thúc đẩy giao thương, lưu chuyển hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Lụa Nha Xá tại xã Mộc Nam- Duy Tiên- Hà Nam là một trong bốn Làng lụa truyền thống lâu đời nhất Việt Nam. Bề dày hơn 700 năm duy trì và phát triển với những thiết kế tinh tế.
Cho đến nay, nhiều hội thảo quốc gia về áo dài từng được tổ chức. Bên cạnh đó cũng rất nhiều cuộc thi, lễ hội áo dài ở cả ba miền được hưởng ứng.
Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2024 vào tối ngày 3-9 ở Philippines, Hà Nam lần đầu tiên được vinh danh là 'Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á' năm 2024, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
Mang đậm phong vị quê hương, đó là những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Nam trưng bày tại Hội thảo khoa học Quốc gia '55 năm CAND thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh', tổ chức tại Công an tỉnh Hà Nam ngày 15-8 tới đây.
Ngày 8/8, ngay sau lễ khởi công Đô thị Thời đại – Sun Urban City quy mô lên đến 420ha và mức đầu tư 35.000 tỷ đồng, Sun Group đã khai trương Tổ hợp nhà mẫu và văn phòng bán hàng Sun Gallery Ha Nam với đa công năng và thiết kế độc đáo.
Tỉnh Hà Nam vừa lọt vào danh sách đề cử tại 2 hạng mục 'Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á' và 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á' của World Travel Awards.
Tỉnh này cũng được đề cử thêm ở hạng mục Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á
Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại hai hạng mục 'Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á' và 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á'. Liệu điểm đến này có lập 'cú đúp' tại lễ trao giải WTA năm nay?
Hoạt động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu là một trong những nội dung quan trọng của công tác khuyến công được tỉnh quan tâm tổ chức trong nhiều năm qua. Đến nay, qua 5 kỳ bình chọn, chương trình đã mang lại những hiệu quả thiết thực- không những thúc đẩy CNNT phát triển mà còn góp phần khôi phục, gìn giữ và phát triển một số ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Nghệ nhân, thợ giỏi được xem là hạt nhân của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Do đó, những năm qua, tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm thực hiện tốt việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề.
Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình 'mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030', các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Giờ đây, OCOP được khẳng định giá trị không chỉ là vấn đề kinh tế, môi trường mà còn là văn hóa. Nó chính là niềm tự hào của chủ thể, là câu chuyện tạo ra các giá trị văn hóa để khuyến khích, hấp dẫn, cuốn hút khách hàng. Nếu sản phẩm chỉ đạt mục đích để thực hiện mục tiêu nông thôn mới nâng cao cho các địa phương mà không nghĩ việc biến nó thành sản phẩm du lịch thì chắc chắn các sản phẩm OCOP của chúng ta tồn tại và phát triển không bền vững!Ông Trương Quốc Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trải qua hơn 700 năm lịch sử với bao thăng trầm, đến nay, làng lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên) vẫn được biết đến là một trong những làng lụa đẹp nhất Đất Bắc. Hãy cùng khám phá quy trình làm ra tấm lụa qua đôi bàn tay khéo léo của các người thợ Nha Xá.
Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường luôn được Thị ủy Duy Tiên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; Thường trực HĐND, các Ban HĐND thị xã thường xuyên theo dõi, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn. Đối với các làng nghề, đến hết năm 2023, thị xã có 3/4 làng nghề có nguy cơ ô nhiễm đã xây dựng phương án bảo vệ môi trường làng nghề được UBND thị xã Duy Tiên phê duyệt, đạt 75%. 100% làng nghề có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề; có điểm tập kết chất thải rắn; các cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Được thành lập vào năm 2019 và chính thức đi vào hoạt động năm 2020 bởi những 'người tay ngang', Great Vietnam đã và đang tập trung nghiên cứu, phục dựng y trang của người Việt từ hàng trăm năm trước.
Bé Quyên - Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2022 vừa trở thành nàng thơ giới thiệu bộ sưu tập áo dài mang tên Xuân Viên.
Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến Hà Nam ước đạt 4.380.000 lượt khách, tăng 38,87% so với năm 2022, đạt 115% kế hoạch năm. Doanh thu du lịch ước đạt 3.382 tỷ đồng, tăng 57,52% so với năm 2022, đạt 109% kế hoạch năm.
Trong giai đoạn 2021-2022, Công ty TNHH Hai Pha Việt Nam đã trúng 5 gói thầu tại BQLDA đầu tư xây dựng thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đáng nói, công ty này là nhà thầu duy nhất tham gia với giá trúng thầu có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp
Làng dệt lụa truyền thống Nha Xá, xã Mộc Nam (thị xã Duy Tiên) từ lâu đã rất nổi tiếng với sản phẩm lụa tơ tằm. Hiện nay, các sản phẩm đã được nâng tầm cả về mẫu mã, chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Làng nghề đang tạo nên sức sống mới trong quá trình hội nhập và phát triển.
Năm 2023, mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, giá cả nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động, áp lực lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế... nhưng với quyết tâm xây dựng thị xã Duy Tiên trở thành trọng điểm về phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ của tỉnh, nhiều giải pháp đã được triển khai, thực hiện hiệu quả, góp phần tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế chung của thị xã.
Khi tuổi tác cao dần, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp gặp khó khăn, một số công nhân tìm cách trở lại làng nghề để làm việc, kiếm thu nhập, ổn định cuộc sống. Vừa giữ nghề, vừa giữ nghiệp, nhiều công nhân lao động đã tìm thấy sự yên ổn khi trở lại làng nghề. Tết đang đến gần, hoạt động của các làng nghề trở nên hối hả hơn, công việc của người thợ càng bận rộn, hy vọng những điều tốt đẹp ở phía trước…
Lần đầu tiên Hà Nam được vinh danh là 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới', vượt qua nhiều 'đối thủ' xuất sắc khác như: Thành phố George Town (Malaysia), Thành phố Gjirokastër (Albania), Thung lũng Kathmandu Valley (Nepal), Thành phố Oaxaca (Mexico).
Hà Nam lần đầu tiên được vinh danh là 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới 2023' trong khuôn khổ giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) năm nay.
Trong những giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) năm nay mà du lịch Việt Nam đã gặt hái được, Hà Nam lần đầu tiên được vinh danh là 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới 2023'.
Với những giá trị văn hóa, lịch sử phong phú, hấp dẫn riêng có, lần đầu tiên Hà Nam được Giải thưởng Du lịch Thế giới vinh danh là 'Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới 2023.'
Cùng với lụa Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên), rượu Vọc (Vụ Bản, Bình Lục), cá kho Nhân Hậu (Hòa Hậu, Lý Nhân) nhiều năm nay đã trở thành một sản phẩm làng nghề đặc trưng và hấp dẫn đối với nhiều du khách gần xa mỗi khi tìm đến với Hà Nam. Không chỉ được lưu giữ và bảo tồn, nghề kho cá Nhân Hậu ngày càng được phát triển đem lại cuộc sống sung túc cho người dân địa phương. Nói như anh Trần Xuân Thực, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh cá kho Nhân Hậu thì nghề kho cá chính là một nghề giảm nghèo ở Hòa Hậu từ nhiều năm nay.
Chuyển đổi số là yêu cầu thực tiễn khách quan đối với sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Chuyển đổi số giúp cho các hợp tác xã giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị; từ đó, xây dựng mô hình hoạt động, kinh doanh mới năng động, hiệu quả hơn.
Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối cung cầu giữa Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong vùng và trên cả nước được triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy gắn kết giao thương, tạo cơ hội cho các thương nhân, doanh nghiệp của tỉnh Hà Nam và các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhờ đó, thị trường ngày càng được mở rộng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, lưu thông hàng hóa thông suốt, hoạt động thương mại ngày càng sôi động.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có gần 40.000 hộ nông dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Diện tích trồng dâu năm 2023 khoảng 13.200ha. Tuy rằng giá trị xuất khẩu tơ lụa trung bình hàng năm mới đạt khoảng 70 triệu USD, nhưng đây vẫn được coi là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nếu như thương hiệu được xây dựng vững chắc.
Thời gian gần đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Việt Nam đã khắc phục được sự suy giảm và đang có xu hướng phát triển trở lại. Ở một số địa phương nghề trồng dâu, nuôi tằm đã và đang đóng góp quan trọng vào sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Được hình thành vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, sản phẩm lụa mềm, mịn, bền, thiết kế tinh tế của làng nghề tơ lụa Nha Xá (Hà Nam) cũng nổi tiếng không kém lụa Vạn Phúc (Hà Nội).
Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hiệp hội Dệt lụa Nha Xá dẫn chúng tôi đi thăm làng, vừa đi vừa xuýt xoa: 'Nếu 5 năm về trước, nơi đây có khoảng gần 20 căn nhà cổ mang dáng dấp kiến trúc Pháp, nhưng bây giờ chỉ còn rất ít. Tuy nhiên, những căn nhà cao tầng, căn biệt thự mới hiện đại cũng đã được xây dựng, tạo nên không gian làng vừa hiện đại, vừa cổ kính cho Nha Xá...'.
Chất liệu khăn rằn mộc mạc quen thuộc được pha phối một cách khéo léo tạo nên sự giản dị nhưng không kém phần dễ thương cho chiếc áo bà ba.
Lễ trao giải Cuộc thi 'Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa' năm 2023 cấp Vùng miền Bắc diễn ra vào chiều ngày 8/9/2023 (tại tỉnh Nam Định), vinh danh 32 Dự án khởi nghiệp tiêu biểu trong khu vực. Tỉnh Hà Nam có 3 Dự án đạt giải tại cuộc thi này.
Bà Hồ Thu Ánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chia sẻ: Festival áo bà ba không chỉ đánh thức những giá trị truyền thống, mà còn là cơ hội để lan tỏa những nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân miền Tây.
Thông qua Festival áo bà ba, tỉnh Hậu Giang mong muốn đây là sự kiện góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, phát triển một xã hội văn minh, tích hợp nét đẹp văn hóa truyền thống để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Sáng 6/9, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức họp báo thông tin về Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023.
Ngày 6/9, tỉnh Hậu Giang tổ chức họp báo thông tin về Festival áo bà ba - Hậu Giang 2023. Đây là lần đầu tiên Festival áo bà ba diễn ra tại Hậu Giang và dự định sẽ được tổ chức hằng năm.