Dù vụ thu đông 2022 vẫn chưa thu hoạch rộ, nhưng việc chuẩn bị cho vụ đông xuân 2022-2023 là rất cần thiết. Theo dõi diễn biến lũ rút, thời tiết, sâu bệnh và chuẩn bị nguồn lúa giống chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng cường liên kết doanh nghiệp (DN)... là những vấn đề cần lưu ý cho mùa vụ tiếp theo.
Bên cạnh mực nước lũ lớn hơn cùng kỳ 2021, vụ thu đông 2022 còn đối diện với tình hình mưa bão, giông, lốc bất thường. Nông dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi diễn biến thời tiết và thực hiện tốt khuyến cáo của ngành chức năng, chính quyền địa phương nhằm bảo vệ an toàn vụ sản xuất quan trọng này.
Do ảnh hưởng thời tiết, một số diện tích lúa thu đông 2022 trên địa bàn An Giang đã xuất hiện sâu, bệnh gây hại. Để bảo vệ sản xuất thắng lợi, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân lựa chọn giống phù hợp, gieo sạ tập trung, đồng loạt để phòng, chống dịch bệnh, áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật...
Vụ thu đông có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp và tăng trưởng chung của tỉnh, tác động đến đời sống người dân nông thôn. UBND tỉnh An Giang phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương hỗ trợ xuống giống đúng lịch thời vụ, chăm sóc tốt vụ thu đông, liên kết tiêu thụ sản phẩm của nông dân…
Vụ thu đông 2022, tỉnh An Giang có kế hoạch xuống giống khoảng 164.000ha lúa, năng suất dự kiến 6,2 tấn/ha; 14.183ha màu. Trong điều kiện thời tiết thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tập trung giải pháp bảo vệ an toàn sản xuất vụ thu đông năm nay.
Cục Trồng trọt cho biết, vụ Thu Đông 2022, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 700 nghìn ha lúa, giảm 3,5 nghìn ha so với cùng kỳ.
Ngày 22/4, tại Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021-2022 các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, diện tích trồng lúa toàn vùng trong vụ này là 327.000 ha (tăng 4.650 ha so với vụ Đông Xuân 2020 - 2021) nhưng sản lượng đạt trên 2 triệu tấn (giảm 144.000 tấn), năng suất đạt 63,19 tạ/ha (giảm 4,44 tạ/ha).
Vụ lúa hè thu 2022, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 229.373ha. Với năng suất ước đạt 5,83 tấn/ha, sản lượng có thể gần 1,34 triệu tấn. Nhằm đảm bảo sản xuất thắng lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo ngành chuyên môn hướng dẫn nông dân xuống giống theo khung lịch thời vụ của tỉnh.
Để sản xuất ra hạt gạo ngon, dễ tiêu thụ và xuất khẩu, vụ Đông Xuân 2021-2022, tỉnh Đồng Tháp ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, cao sản chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Vụ Đông Xuân 2021-2022 tiếp tục có chiều hướng dịch chuyển từ nhóm giống chất lượng trung bình, nếp sang nhóm lúa thơm, đặc sản nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Vụ lúa Đông Xuân 2021 – 2022, tỉnh Đồng Tháp xuống giống 189.125 ha, đạt 99,5% so với kế hoạch. Đến nay, tỉnh đã thu hoạch hơn 90.000 ha, đạt gần 50% diện tích xuống giống, năng suất bình quân hơn 7 tấn/ha.
Sau những ngày vui xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bà con nông dân huyện Tánh Linh lại rộn ràng ra đồng chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa đông xuân 2021-2022. Khí thế lao động hối hả hứa hẹn một vụ đông xuân thắng lợi.
Trong tuần qua, giá lúa ở một số địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có sự giảm nhẹ.
Huyện Chư Prông đã đầu tư những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao để từng bước đưa lúa trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.
Vụ mùa 2021, nông dân huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) gieo sạ trên 2.200 ha lúa nước. Đến nay, bà con nông dân đã thu hoạch được trên 90% diện tích. Nhờ thời tiết thuận lợi và sử dụng các giống lúa kháng sâu bệnh nên có vụ mùa thắng lợi, năng suất bình quân đạt trên 5 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần 11.302 tấn.