Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động nhẹ. Gạo xuất khẩu của Việt Nam có sự giảm nhẹ do sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác.
Nhằm đối phó với diễn biến phức tạp của thời tiết và các sinh vật gây hại, đảm bảo sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024-2025 đạt năng suất cao, UBND tỉnh Long An yêu cầu các sở, ngành và địa phương tập trung gieo sạ theo đúng khung lịch thời vụ chung của tỉnh.
So với các năm trước, vụ đông xuân năm 2023 - 2024 có những khó khăn nhất định, nhất là nắng hạn gay gắn, nguồn nước tưới có lúc, có nơi thiếu hụt cục bộ, song nhờ sự quan tâm kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời của Ủy ban nhân dân huyện Tánh Linh nên kết quả năng suất đạt cao, trung bình 74 tạ/ha, sản lượng khoảng 67.000 tấn, đạt trên 110% kế hoạch vụ. Với giá hiện tại dao động từ 7.000 – 7.500 đồng/kg nông dân thu từ 25 - 30 triệu đồng/ha.
Trên khắp các cánh đồng vụ đông xuân 2023 - 2024 của huyện Tánh Linh từ lúa đã chín, lúa trổ, lúa đang làm đòng đều đang bị lúa lẫn (lúa cỏ, lúa ma, lúa 2 tầng) tấn công. Hầu hết các giống lúa sản xuất trong vụ đều bị lúa lẫn. Nhiễm nặng nhất là xứ động thuộc các xã: Đồng Kho, Đức Bình, Đức Thuận và thị trấn Lạc Tánh.
Vụ Đông Xuân 2023-2024, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) hướng dẫn và tạo điều kiện cho bà con nông dân đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; đồng thời đẩy nhanh tiến độ gieo trồng để tránh hạn cuối vụ.
Ðể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An đã và đang tích cực khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các quy trình thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất lúa để có sản phẩm chất lượng, an toàn. Ðồng thời, hướng dẫn nông dân lựa chọn, phát triển sản xuất các giống lúa chất lượng cao (CLC) để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Giá lúa gạo hôm nay 26/9/2023 tại thị trường trong nước biến động nhẹ. Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng 100 – 200 đồng/kg, giao dịch sôi động trở lại.
Vụ lúa Hè Thu 2023, các huyện phía Nam của tỉnh Long An gieo sạ trên 33.150ha, đạt 98,6% kế hoạch. Đến thời điểm này, nông dân các huyện phía Nam của tỉnh đã thu hoạch khoảng 22.000ha lúa Hè Thu, diện tích còn lại đang trong giai đoạn chín.
Thông tin về tình hình thị trường lúa gạo thế giới tuần qua (từ 15-22/8), Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, giá gạo 5% tấm tại Thái Lan, Ấn Độ đều giảm, riêng Việt Nam tiếp tục tăng mạnh.
Đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết: vụ lúa hè - thu năm 2023, kế hoạch xuống giống dự kiến diện tích 68.485ha.
Vụ lúa mùa và Đông Xuân (ĐX) 2022-2023, toàn tỉnh Long An xây dựng được 200 lượt cánh đồng lớn (CĐL) với tổng diện tích trên 14.620ha, giảm 1.191ha so cùng kỳ.
Các mô hình, dự án tập trung vào các đối tượng, sản phẩm theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường vai trò, sự tham gia của hệ thống khuyến nông các địa phương, phát triển các mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.
Sáng 17.3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý và phản biện đối với dự thảo chương trình khuyến nông giai đoạn 2023 - 2025. Tham dự có ông Nguyễn Văn Mấy- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT; Thường trực UBND, Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thị xã và thành phố.
Sau những ngày vui xuân, đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, bà con nông dân huyện Tánh Linh tranh thủ ra đồng chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa đông xuân 2022 - 2023. Khí thế lao động hối hả hứa hẹn một vụ đông xuân thắng lợi.
1 tháng trở lại đây, thị trường lúa giống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bắt đầu sôi động, sức mua lúa giống tăng mạnh. Nguồn cung lúa giống vẫn dồi dào và đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân khi bước vào vụ đông xuân 2022-2023.
Dù vụ thu đông 2022 vẫn chưa thu hoạch rộ, nhưng việc chuẩn bị cho vụ đông xuân 2022-2023 là rất cần thiết. Theo dõi diễn biến lũ rút, thời tiết, sâu bệnh và chuẩn bị nguồn lúa giống chất lượng để đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng cường liên kết doanh nghiệp (DN)... là những vấn đề cần lưu ý cho mùa vụ tiếp theo.
Bên cạnh mực nước lũ lớn hơn cùng kỳ 2021, vụ thu đông 2022 còn đối diện với tình hình mưa bão, giông, lốc bất thường. Nông dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi diễn biến thời tiết và thực hiện tốt khuyến cáo của ngành chức năng, chính quyền địa phương nhằm bảo vệ an toàn vụ sản xuất quan trọng này.
Do ảnh hưởng thời tiết, một số diện tích lúa thu đông 2022 trên địa bàn An Giang đã xuất hiện sâu, bệnh gây hại. Để bảo vệ sản xuất thắng lợi, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân lựa chọn giống phù hợp, gieo sạ tập trung, đồng loạt để phòng, chống dịch bệnh, áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật...
Vụ thu đông có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp và tăng trưởng chung của tỉnh, tác động đến đời sống người dân nông thôn. UBND tỉnh An Giang phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương hỗ trợ xuống giống đúng lịch thời vụ, chăm sóc tốt vụ thu đông, liên kết tiêu thụ sản phẩm của nông dân…
Vụ thu đông 2022, tỉnh An Giang có kế hoạch xuống giống khoảng 164.000ha lúa, năng suất dự kiến 6,2 tấn/ha; 14.183ha màu. Trong điều kiện thời tiết thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tập trung giải pháp bảo vệ an toàn sản xuất vụ thu đông năm nay.
Cục Trồng trọt cho biết, vụ Thu Đông 2022, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 700 nghìn ha lúa, giảm 3,5 nghìn ha so với cùng kỳ.