Vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có hơn 120 bản thuộc 16 xã của 5 huyện, trong đó 90% cư dân là người dân tộc Thái.
Thời tiết tại Nghệ An đang cao điểm đợt nắng nóng, nhiệt độ tại khu vực phía Tây của tỉnh tăng cao. Nhiều địa phương có nền nhiệt vượt mức kỷ lục. Cấp dự báo cháy rừng luôn ở mức nguy hiểm và rất nguy hiểm.
Na Kho là một trong 9 bản của xã miền núi Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An), nằm biệt lập trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, cách trung tâm xã khoảng 15km. Năm 1946, đồng bào dân tộc Thái đã xuyên rừng Pù Huống, men theo chân núi Pù Hiêng, ngược dòng Nậm Kho đến đây định cư, lập bản. Tuy đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng những năm qua, bằng sự nỗ lực vươn lên, đồng bào Thái ở Na Kho đã khẳng định vai trò chủ thể của vùng đất, luôn đoàn kết, tích cực trong lao động, sản xuất để dần thoát nghèo, xây dựng bản làng ngày càng ấm no.
Là một trong 9 bản của xã vùng sâu, vùng xa Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An), Na Ngân thuộc địa bàn khó khăn, xa xôi nhất so với những bản còn lại. Bản Na Ngân ở cách trung tâm xã Nga My, kết nối bằng con đường đất độc đạo dài hơn 20 km, lắm dốc cao, vực sâu, chạy dọc sườn núi Pù Hiêng, xuyên vào vùng lõi đại ngàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tiếp tục tăng cường, tại nhiều địa bàn miền núi phía Tây Nghệ An đã xảy ra rét đậm, rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhịp sinh hoạt của người dân cũng như tình hình sản xuất, chăn nuôi.
Dù cuộc sống ở Na Ngân còn nhiều khó khăn nhưng giữa vùng lõi đại ngàn Pù Huống, con chữ vẫn từng ngày được 'ươm mầm' nhờ những giáo viên cắm bản luôn yêu trẻ, trách nhiệm và tâm huyết với nghề.
Điểm trường bản Na Ngân của Trường Tiểu học Nga My, là một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Bản Na Ngân nằm giữa đại ngàn Pù Huống, cách trung tâm xã Nga My hơn 20km. Để đến được điểm trường này phải mất nhiều giờ đồng hồ qua những con đường đất cheo leo, hiểm trở; vượt qua những vách núi, vực sâu và nhiều lần phải vượt suối Nậm Ngân. Dù cuộc sống ở Na Ngân còn nhiều khó khăn, nhưng ở đây, con chữ vẫn từng ngày được 'ươm mầm' nhờ những giáo viên cắm bản.
Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tiếp nhận một cá thể vượn đen má trắng quý hiếm để chăm sóc, thả về tự nhiên. Loài vượn này có tên trong Sách đỏ Việt Nam và có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Miền Trung đang cao điểm mùa nắng nóng, nhiệt độ luôn ở mức 40oC, có nơi 41-42oC. Mới đây, một vụ cháy rừng bùng phát tại Hà Tĩnh khiến 15ha rừng trồng bị thiêu rụi. Trước tình hình này, các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đã gấp rút triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm bảo vệ rừng.
Miền Tây xứ Nghệ đang chuyển mình - một vị thế, một diện mạo mới về miền Tây đang ngày càng được khẳng định, nhưng như thế vẫn là chưa đủ so với tiềm năng và thế mạnh của vùng đất cực Tây Nghệ An.
Giảng viên Lê Thị Hương (Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường ĐH Vinh) là một trong hai Phó Giáo sư trẻ nhất vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận năm 2020. Dù mới 34 tuổi nhưng nữ Phó Giáo sư này là tác giả của hơn 100 bài báo, đề tài khoa học quốc tế, quốc gia.
Đến với miền tây xứ Nghệ là đến với một thiên đường cảnh sắc tuyệt đẹp, với những câu chuyện lịch sử còn in dấu thời gian trên những mảng màu di tích, những con suối róc rách bình yên xoay tròn bên cọn nước; những buổi chiều tà lãng đãng theo về trên đôi vai người gùi củi; trẻ thơ hồn nhiên nô đùa bên nếp nhà; và đâu đó là nụ cười hồn hậu của một cô gái Thái…