Vài năm trở lại đây, du lịch lòng hồ đã và đang khẳng định được sức hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham gia. Một số địa phương, đơn vị làm du lịch trong tỉnh đã quan tâm, đầu tư khai thác phát triển đa dạng sản phẩm du lịch lòng hồ. Từ đó, góp phần làm đa dạng hóa, tạo thêm sản phẩm du lịch 'níu chân' du khách.
Nhiều năm qua, tỉnh, ngành chức năng cũng như các địa phương đặc biệt quan tâm và thực thi nhiều giải giáp nhằm thu hút đầu tư vào khu vực miền núi với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển đa dạng, toàn diện, giảm bớt khoảng cách giữa các vùng miền trong tỉnh.
Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Trí Nang (Lang Chánh) cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, người dân còn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống với những làn điệu dân ca, dân vũ, nếp nhà sàn, ẩm thực... Đây là điều kiện quan trọng để Trí Nang phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Sáng 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo khoa học phản biện 'Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030' (gọi tắt là Đề án).
Bản Năng Cát, thác Ma Hao (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) được đánh giá là địa danh có tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm khai thác, đến nay vẫn chưa như kỳ vọng.
Nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, huyện miền núi Lang Chánh được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, thảm thực vật đa dạng, phù hợp để phát triển du lịch mạnh mẽ.
Với lợi thế vùng đồi núi có nhiều loại hoa rừng tự nhiên, người dân xã Trí Nang (Lang Chánh) đã tận dụng, phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đồng thời, xây dựng thương hiệu 'Mật ong rừng Chí Linh Sơn' thành sản phẩm OCOP.
Thanh Hóa là vùng đất mà hơn 600 năm trước, chủ tướng Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa, thu phục hào kiệt bốn phương cùng chung tay chống lại giặc Minh hung bạo. Những năm đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi lực lượng còn mỏng, hành trình 'nếm mật nằm gai' của nghĩa quân Lam Sơn chủ yếu diễn ra ở miền Tây xứ Thanh. Vì vậy, vùng đất này ghi nhận dày đặc những dấu tích và câu chuyện lịch sử liên quan đến cuộc chiến tranh Nhân dân giải phóng dân tộc ở thế kỷ XV.
Với mục tiêu đưa du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn vào năm 2030, huyện Lang Chánh đã tích cực, chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp. Trong đó, huyện ưu tiên phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hướng đi này bước đầu đã nhận được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo nền tảng quan trọng để cho nhiều sản phẩm du lịch ra đời trong thời gian tới.
Với phương châm 'không chờ nhà đầu tư tìm đến mà chủ động tìm đến các nhà đầu tư', huyện Lang Chánh đã tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân.
Chùa Mèo gắn liền với những sự kiện của thời nhà Lê, là nơi linh thiêng và có nhiều câu chuyện huyền bí về nghĩa quân Lam Sơn. Nên cứ vào dịp mùa xuân, nhân dân trong vùng lại nô nức đổ về chùa Mèo dự lễ.
Chùa Mèo không chỉ gắn liền với sự kiện của thời nhà Lê mà nơi đây còn được biết đến với câu chuyện huyền bí về Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
Ở Thanh Hóa có một ngôi chùa linh thiêng mang tên chùa Mèo - gắn với sự tích lịch sử 'Miêu thần cứu chúa'.
Khí hậu tại thác Ma Hao mát mẻ vô cùng, là địa chỉ lý tưởng để trốn nóng trong ngày hè. Du khách ghé thăm có thể hòa mình vào dòng nước mát lạnh và tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng nơi đây.
Lang Chánh là huyện miền núi có tiềm năng rừng tự nhiên đa dạng, phong phú, đa dạng về loài, khí hậu mát mẻ quang năm cùng cảnh quan sinh thái nguyên sơ xen lẫn nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, là điều kiện thuận lợi để địa phương này phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ.
Thác Ma Hao ở bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh hiện đang trở thành địa điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn với sự kì bí, hùng vĩ ở chốn núi đồi miền Tây Thanh Hóa.
Thanh Hóa đã có Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ huyện Lang Chánh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040.
Không chỉ nổi tiếng với những ngôi đền thiêng, hồ Cửa Đạt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) còn được nhiều người biết đến là một vùng thắng tích 'hội sơn tụ thủy', với nhiều phong cảnh thiên nhiên kỳ thú mà yên bình.
Sáng 9 - 10, UBND huyện Lang Chánh đã công bố Nghị quyết số 277/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc đặt tên đường trên địa bàn thị trấn Lang Chánh.
Ẩn sâu trong lòng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia là một 'thế giới' đa dạng sắc màu, với cảnh sắc thiên nhiên và hệ động – thực vật vô cùng phong phú. Trong đó, hệ thống thác nước đẹp là điểm đến hấp dẫn du khách khám phá, trải nghiệm.
Một vấn đề trọng tâm hay nguyên tắc trong phát triển loại hình du lịch sinh thái là sự phù hợp của nó với môi trường. Do đó, tăng cường tính trách nhiệm và đạo đức của các bên liên quan đối với môi trường tự nhiên và văn hóa là vấn đề luôn được đặt ra trong quá trình xây dựng và khai thác loại hình du lịch sinh thái.
Ông Hà Khắc Sâm, trú tại thị trấn Lang Chánh, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa là một người nông dân dám nghĩ dám làm, ông đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá hồi trên đỉnh núi Pù Rinh thuộc bản Năng Cát, xã Trí Nang để vươn lên làm giàu.
Nằm dưới chân núi Róc - nơi hợp lưu giữa hai con sông Chu và sông Đặt, Nhân Trầm - Cửa Đặt từ xưa đã được biết đến là vùng đất có bề dày văn hóa - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1418-1427 là một dấu son chói ngời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Có hơn một nửa thời gian cuộc khởi nghĩa diễn ra trên miền đất xứ Thanh, trong đó Chí Linh Sơn thuộc vùng đất Lang Chánh là địa bàn chiến lược. Nơi đây vẫn còn nhiều dấu tích và truyền thuyết của cuộc hưng binh năm 1418, góp phần kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc Việt Nam.
Miền núi Thanh Hóa có hệ thống núi đá vôi đồ sộ, mà nổi bật là dãy Pù Luông, Pù Rinh, Đồng Mười kéo dài từ Quan Hóa xuống Cẩm Thủy, sang Như Thanh.
Lọt giữa 2 dãy núi Pù Bằng và Chí Linh, đỉnh Miêu tự (còn gọi là Chùa Mèo) tọa lạc trên một quả đồi, nhìn ra sông Âm thuộc làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến (Lang Chánh, Thanh Hóa).