Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Hành trình đưa điện về thắp sáng bản vùng cao Điện Biên đang được các huyện trong tỉnh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xóa bản trắng điện lưới quốc gia. Đa dạng trong cách làm, tuyên truyền, vận động, kết nối nguồn hỗ trợ, bà con nhiều bản vùng cao ở Điện Biên đã được thấy ánh sáng điện, sử dụng các thiết bị điện, tạo động lực vươn lên.

Đại hội Thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Điện Biên Đông

Chiều nay (28/5), huyện Điện Biên Đông tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng (TĐQT) lực lượng vũ trang giai đoạn 2019 - 2024. Đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự đại hội.

Kéo điện về bản

Hành trình đưa điện về thắp sáng bản vùng cao đang được các huyện trong tỉnh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xóa bản trắng điện lưới quốc gia. Đưa điện về bản cũng là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới cần sự tham gia vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chính người dân. Đa dạng trong cách làm, tuyên truyền, vận động, kết nối nguồn hỗ trợ, bà con nhiều bản vùng cao ở Điện Biên đã được thấy ánh sáng điện, sử dụng các thiết bị điện, tạo động lực vươn lên.

Chú trọng phát triển giao thông nông thôn

Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông nông thôn (GTNT) trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua tỉnh Điện Biên chú trọng huy động, lồng ghép các nguồn vốn xây dựng hệ thống GTNT đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân.

Pú Hồng không còn xa

Tuyến đường bê tông kiên cố đang thành hình sẽ thay thế con đường đất vắt vẻo lưng chừng đồi đi vào trung tâm xã Pú Hồng. Có đường mới, Pú Hồng sẽ không còn xa nữa.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân 'cá', muốn cấp 'cần câu' cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân 'mồi câu'. 'Mồi câu' ở đây chính là điện lưới quốc gia.

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình 'Bừng sáng Điện Biên' với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện Nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Trăn trở vì vùng cao gian khó Điện Biên

60 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Điện Biên Phủ không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Điện Biên mà còn luôn trăn trở vì người nghèo, vì vùng cao gian khó tỉnh nhà. Hòa cùng 'nhịp đập' thăng trầm, phát triển của mảnh đất quê hương, Báo đã tích cực trong công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, đồng hành và góp sức để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng cao.

Giám sát việc giao đất, giao rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Điện Biên Đông

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề 'việc thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp, chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) giai đoạn 2019 – 2023', ngày 5/4 Tổ công tác số 1, đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Lỳ Thị Phương Diện, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách dẫn đầu thực hiện giám sát trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.

Tri ân, tặng quà đối tượng chính sách xã Phình Giàng và Pú Hồng

Chiều 29/3, Đoàn công tác của Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã đến thăm, tri ân, tặng quà các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Phình Giàng và Pú Hồng (huyện Điện Biên Đông).

Tri ân, tặng quà các đối tượng chính sách tại Điện Biên

Chiều 29-3, Đoàn công tác của Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) do đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sơn Tây làm trưởng đoàn đã đến thăm, tri ân, tặng quà các đối tượng chính sách trên địa bàn hai xã Phình Giàng và Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên).

Xã hội hóa – giải pháp hiệu quả xây dựng nhà văn hóa bản ở Điện Biên Đông (bài 3)

Bài 1: Trong cái khó… 'ló sáng kiến'Bài 2: Toàn dân đoàn kết xây nhà văn hóa bảnBài 3: Kết nối đa dạng hóa nguồn lực ĐBP - Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà văn hóa, song song với việc phát huy nội lực Nhân dân, huyện Điện Biên Đông đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng hành cùng các bản, tổ dân cư xây dựng nhà văn bản. Đồng thời, tăng cường kêu gọi, kết nối, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ kinh phí, tiếp sức cho người dân thực hiện phong trào thi đua về đầu tư xây dựng nhà văn hóa.

'Lá chắn' bảo vệ sức khỏe nhân dân

Không kể khó khăn, thậm chí cả hiểm nguy thường trực, cán bộ, y, bác sĩ ngành Y tế tỉnh nhà vẫn luôn là những chiến sĩ tiên phong ở tuyến đầu, làm 'tấm lá chắn' vững chãi, an toàn bảo vệ sức khỏe cho người dân. Hàng ngày, hàng giờ, tình yêu nghề đã giúp họ vững niềm tin để ngày đêm âm thầm thực hiện sứ mệnh cao cả theo lý tưởng mà mình đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến, hi sinh.

Cần nhân rộng mô hình phòng, chống tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ

Chiều nay (22/12), UBND huyện Điện Biên Đông tổ chức tổng kết công tác triển khai, thực hiện kế hoạch xây dựng thí điểm 'Mô hình xã, phường điểm thực hiện tốt công tác thu hồi và phòng, chống tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ'. Hội nghị được truyền trực tuyến đến 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Điện lực Điện Biên đóng điện 2 bản vùng cao trước ngày Đại đoàn kết toàn dân

Trong không khí tháng Đại đoàn kết trên khắp đường làng, ngõ xóm, đối với 81 hộ dân tại 2 bản Tồng Sớ và Ao Cá xã Pú Hồng niềm vui như được nhân lên gấp bội bởi dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia đã được hoàn thành và cấp điện đến từng hộ dân.

Huyện Điện Biên Đông đóng điện 2 bản vùng cao

Hệ thống điện sinh hoạt 2 bản Tồng Sớ và Ao Cá thuộc dự án hệ thống điện sinh hoạt các bản vùng cao xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông đã đóng điện đưa vào vận hành ngày 16/11.

Cựu chiến binh góp sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Ðiện Biên Ðông luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào thi đua của địa phương. Các cấp Hội CCB trên địa bàn có nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo, góp phần cùng địa phương hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM).

Kéo điện về bản khó

Sau nhiều năm chờ đợi sống cảnh đèn dầu, bếp củi, tết Quý Mão năm 2023 vừa qua, người dân 3 bản vùng cao khó khăn nhất của xã Keo Lôm, huyện Ðiện Biên Ðông gồm: Huổi Múa B, Huổi Hoa A1, Huổi Hoa A2 có niềm vui đặc biệt khi được đón tết trong ánh sáng điện lưới quốc gia. Có điện, cuộc sống của bà con bừng sáng với việc đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ đời sống như: tivi, tủ lạnh, nồi cơm, bếp điện… Kéo điện về bản khó với mục tiêu xóa bản 'trắng' điện lưới quốc gia đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh quyết tâm thực hiện.

Tạo động lực cho người nghèo vươn lên

Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I từ năm 2021- 2025 đã và đang mở ra cơ hội nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Nghị quyết 'thắp sáng' huyện nghèo (3)

Bài 3: Đổi thay nhờ điện lưới quốc giaĐBP - 3 năm gần đây, liên tiếp các dự án đầu tư điện về các bản vùng cao huyện Điện Biên Đông đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Ngày đóng điện là ngày người dân vỡ òa cảm xúc vui mừng, phấn khởi. Có điện, cuộc sống bà con vùng cao Điện Biên Đông bước sang một trang mới, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Nghị quyết 'thắp sáng' huyện nghèo (2)

Bài 2: Bám bản, sát dân tạo sự đồng thuậnĐBP - 100% dự án đưa điện lên các bản vùng cao đều được thực hiện theo phương châm 'Nhà nước và Nhân dân cùng làm'. Từ đây phát sinh nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Điện Biên Đông để có được sự đồng thuận của người dân khi thực hiện các dự án. Với quyết tâm cao, huyện Điện Biên Đông đã phát huy vai trò gương mẫu đi đầu của cán bộ đảng viên, kiên trì bám bản, gần dân 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' để tuyên truyền, thuyết phục bà con đồng thuận.

Nghị quyết 'thắp sáng' huyện nghèo (1)

Điện Biên Đông là huyện vùng cao, khó khăn của tỉnh; hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống điện lưới quốc gia. Trước năm 2020, Điện Biên Đông là huyện có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp nhất tỉnh. Trước thực trạng đó, đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Điện Biên Đông ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 28/4/2021 (Nghị quyết 02) về xóa bản 'trắng' điện lưới quốc gia. Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai linh hoạt các giải pháp thực hiện mục tiêu phủ kín điện lưới đến các bản vùng cao, vùng sâu. Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết 02, số bản, hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia liên tục tăng. Dự kiến đến cuối năm 2024, huyện Điện Biên Đông sẽ có 100% bản và trên 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, hoàn thành mục tiêu nghị quyết trước 1 năm.

Điện Biên triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu tại 2 xã

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Điện Biên, từ ngày 18-30/9/2023, ngành y tế Điện Biên sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu tại 2 xã đã ghi nhận ca mắc bệnh, gồm: Xã Pú Hồng (huyện Điện Biên Đông) và xã Huổi Mí (huyện Mường Chà).

Điện Biên: Ghi nhận 3 ổ dịch bạch hầu, tiến hành chiến dịch tiêm Vaccine

Sở Y tế tỉnh Điện Biên vừa ban hành Kế hoạch tiêm chủng Vaccine phòng chống bệnh bạch hầu đợt 3 trong năm 2023, sau khi ghi nhận 3 ổ dịch bạch hầu trên địa bàn khiến 1 người tử vong.

Điện Biên mở chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu

Dự kiến sẽ có 2.336 người từ 7 tuổi đến 20 tuổi tại xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông và xã Huổi Mí, huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên được tiêm vaccine phòng, chống bạch hầu.

Điện Biên mở chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu

Điện Biên đã ghi nhận 3 ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Sở Y tế tỉnh này đã ban hành Kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh bạch hầu đợt 3, năm 2023.

Ðiện Biên Ðông thiếu nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông

Là một trong những nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, song với huyện vùng cao Ðiện Biên Ðông, hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn. Ðây được xem là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quản lý chặt chẽ vũ khí, vật liệu nổ

Trong những năm qua, công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Điều trị kháng sinh dự phòng cho người tiếp xúc với ca bệnh bạch hầu

Theo báo cáo của tỉnh Điện Biên, từ ngày 1/5-10/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 6 trường hợp mắc bạch hầu. Các ổ dịch xảy ra ở những bản, xã vùng sâu, vùng xa.

Giám sát chặt các ca bệnh bạch hầu tại Điện Biên, không để xuất hiện ổ dịch mới

Địa bàn tỉnh Điện Biên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc, trong đó, một bệnh nhân đã tử vong. Để kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh căn bệnh nguy hiểm này tại địa phương, Bộ Y tế đã lập đoàn công tác do Tiến sĩ, bác sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn.

Bộ Y tế kiểm tra, giám sát công tác phòng chống bệnh bạch hầu tại Điện Biên

Đoàn công tác số 2 của Bộ Y tế do TS.BS Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Điện Biên.

Xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu, đã có ca tử vong ở Điện Biên: Bộ Y tế lập đoàn kiểm tra thực địa

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc ở Điện Biên, trong đó, 1 người đã tử vong. Để sớm kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này, Bộ Y tế đã lập đoàn công tác kiểm tra, giám sát dịch tại địa phương.

Chủ động phòng bệnh sán dây lợn

Bệnh sán dây lợn là bệnh nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do tập quán ăn thịt lợn chưa nấu chín, uống nước bị ô nhiễm có chứa ấu trùng sán hoặc trứng sán dây. Bệnh dễ điều trị nhưng cũng gây nguy hiểm khi sán tấn công vào tim, não, ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Ðiện Biên Ðông đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng

Thực hiện Kế hoạch 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDÐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023, huyện Ðiện Biên Ðông đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, Ban Chỉ đạo cấp huyện, chính quyền các xã, thị trấn tập trung lực lượng, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, nhất là đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng.

Học để làm gì

Cuối tháng 8, học sinh đầu cấp Trường THPT Mường Nhà (huyện Ðiện Biên) đến trường tập trung, nhập học, chọn tổ hợp môn, đăng ký ở nội trú. Trong rất đông phụ huynh và học sinh có mặt tại trường, nhiều người đi ủng, bùn đất lấm lem từ vai xuống chân. Dừng xe tại cổng trường, những khuôn mặt có phần mệt nhọc, nhưng khi làm các thủ tục lại sáng lên niềm vui và kỳ vọng.

Không để thiếu hàng hóa tại khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ

Ðảm bảo hàng hóa thiết yếu, đặc biệt tại địa bàn vùng cao, vùng trọng điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ. Tỉnh ta đã khảo sát, xây dựng phương án dự trữ, cung ứng phù hợp nhu cầu tiêu dùng của từng vùng, địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn hàng, sốt giá.

Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước

Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước là rào cản trong công tác xóa đói, giảm nghèo, kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Do đó, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát huy tinh thần tự lực, chủ động sản xuất, đồng thời triển khai hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, phấn đấu thoát nghèo.

Cựu chiến binh Ðiện Biên Ðông chung tay xây dựng nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các tổ chức hội, đoàn thể có vai trò quan trọng, trong đó có sự tham gia đóng góp của cựu chiến binh (CCB), nhất là tổ chức Hội CCB ở cơ sở. Hội CCB huyện Ðiện Biên Ðông là một đơn vị tiêu biểu như thế.

Ðảm bảo giao thông mùa mưa lũ

Hàng năm, vào mùa mưa lũ, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng cao thường xuyên xảy ra sạt lở đất, đá, cầu cống… gây ách tắc giao thông, tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện. Trước thực trạng đó, ngay từ những tháng đầu năm, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã chủ động các phương án ứng cứu, khắc phục sự cố đảm bảo giao thông thông suốt.

Tiến độ giao đất, giao rừng vẫn chậm

Thực hiện Kế hoạch số 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh, toàn tỉnh có gần 360.150ha (trong đó hơn 88.235ha đất lâm nghiệp có rừng và gần 271.915ha đất lâm nghiệp chưa có rừng) phải rà soát, đo đạc thành lập bản đồ giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023. Thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành liên quan và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện, nhưng đến nay tiến độ đang rất chậm so với yêu cầu kế hoạch.

Đảm bảo giao thông mùa mưa ở Điện Biên Đông

Sau mỗi mùa mưa lũ, nhiều tuyến giao thông liên xã, liên bản trên địa bàn huyện Điện Biên Đông lại sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, trước mùa mưa năm 2023, huyện Điện Biên Đông đã chủ động triển khai các giải pháp, phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên tất cả các tuyến đường.

Đầu tư kiên cố hóa giao thông nông thôn

Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, huy động tối đa nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông nông thôn (GTNT). Nhờ đó, tỷ lệ đường GTNT trên địa bàn được nhựa, bê tông hóa ngày càng cao, giúp người dân đi lại, thông thương hàng hóa thuận lợi.

Khởi công điểm 'Trường đẹp cho em' tại Điện Biên

Thêm một điểm 'Trường đẹp cho em' vừa được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 280 triệu đồng dành tặng học sinh vùng khó tại Điện Biên.

Xây dựng công trình 'Trường đẹp cho em' tại Pú Hồng

Công trình 'Trường đẹp cho em' có trị giá 280 triệu đồng vừa được khởi công xây dựng hôm nay (29/5) tại xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông.

Sản xuất nông nghiệp gặp khó vì khô hạn

Vụ đông xuân 2022 - 2023, nông dân trong tỉnh đã gieo trồng hơn 9.885ha lúa nước; 121ha lúa nương; hơn 5.100ha ngô xuân hè; 6.348ha sắn; 327ha lạc... Hiện nay 90% diện tích lúa đông xuân đang trong giai đoạn chín (đối với trà sớm), ngậm sữa (đối với trà muộn); các loại cây trồng khác đang ở giai đoạn sinh trưởng mạnh. Tình trạng nắng nóng, khô hạn nhiều ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến chu kỳ sinh trưởng các loại cây trồng cũng như tiến độ gieo trồng một số loại cây lương thực trên nương.

Điện Biên Đông nâng cao chất lượng nông sản

Chú trọng triển khai các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, phù hợp với thực tiễn từng địa bàn; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... là những giải pháp đã và đang được huyện Điện Biên Đông triển khai trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện các giải pháp đó đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tháng ba biên giới sôi nổi của Tuổi trẻ Cụm thi đua số 6

Đoàn Thanh niên Cụm thi đua số 6 (các Học viện, trường CAND khu vực phía Bắc) vừa tổ chức Chương trình 'Tháng Ba biên giới - Biên cương Tổ quốc tôi' năm 2023, tại xã Pú Hồng (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Cần thêm nguồn lực để hỗ trợ xóa mù chữ ở vùng khó

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, song để hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ đặt ra hiện nay thì vùng khó cần thêm cơ chế, chính sách phù hợp.

Mùa chít trổ bông

ĐBP - Điện Biên Đông mùa này, đâu đâu cũng thấy bông chít. Trên các triền nương, dọc các trục đường hay mỗi mái nhà, bông chít bung nở trong nắng. Không biết từ bao giờ, cây chít đã gắn bó với đời sống người dân vùng cao nơi đây.

Điện Biên Đông tập trung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

ĐBP - Điện Biên Đông là một trong những huyện nghèo của tỉnh. Do đó, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giải quyết các vấn đề về đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Hiến 'tấc vàng' cho nông thôn mới

ĐBP - Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 52 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 22 xã đạt chuẩn NTM. Để có được kết quả này, ngoài nguồn lực đầu tư của Nhà nước, có đóng góp to lớn của người dân, nhất là trong việc hiến đất làm đường giao thông, xây dựng các công trình văn hóa, cơ sở vật chất… Đời sống người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là người dân vùng cao còn khó khăn, nhưng không ít hộ nghèo vì lợi ích chung của cộng đồng sẵn sàng hiến 'tấc đất, tấc vàng' xây dựng NTM.