Sáng ngày 28/8, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội tổ chức Hội nghị công tác phối hợp về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý lâm sản giữa các tỉnh giáp ranh Hà Nội năm 2024.
Việc quản lý tiêu thụ, sử dụng số lâm sản sau phát mại đang bộc lộ nhiều bất cập, lỗ hổng, bởi không có dấu hiệu nhận dạng đâu là lâm sản phát mại; do đó, một số đối tượng sử dụng bộ hồ sơ lâm sản phát mại quay vòng, hợp thức hóa lâm sản khai thác trái phép.
Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu cho chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, trọng tâm là tăng cường kiểm tra tình hình an ninh rừng ở các địa bàn trọng điểm, các khu vực rừng giàu tài nguyên; chủ động phát hiện, ngăn chặn không để xảy ra điểm nóng về khai thác, mua bán, tàng trữ, kinh doanh lâm sản trái phép.
Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), đấu tranh chống buôn lậu lâm sản, ổn định an ninh rừng trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngay từ đầu tháng 11/2023 Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai đến tất cả các hạt kiểm lâm và 2 đội kiểm lâm cơ động (KLCĐ) & PCCCR.
Thời gian qua, tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn các huyện: Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy và TP. Đồng Hới vẫn còn xảy ra. Để ngăn chặn tình trạng này, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) số 1, Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường tuần tra, phát hiện và xử lý 43 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam ( 21/5/1973-21/5/2023), các tháng vừa qua Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) số 1 thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp trên tuyến quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Thanh Hóa và tuyến nội tỉnh về địa bàn thành phố Thanh Hóa; làm tốt vai trò là lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa.
Thời gian qua, tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép, nhất là động vật hoang dã (ĐVHD) từ các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên đi qua Thanh Hóa diễn biến phức tạp. Do lợi nhuận thu được từ buôn bán lâm sản và ĐVHD trái phép cao, đối tượng buôn lậu đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm tránh kiểm soát, bắt giữ của lực lượng chức năng.
Thời gian qua, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng số 1 (viết tắt: Đội 1) thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã tăng cường nhiều công tác quản lý, qua đó kịp thời phát hiện, xử lý hàng chục trường hợp liên quan đến hoạt động khai thác lâm - khoáng sản, động vật hoang dã trái phép trên địa bàn.
Liên quan đến vụ phá rừng ở xã Ya Tờ Mốt (Ea Súp, Đắk Lắk), cơ quan công an đã khởi tố vụ án để điều tra.
Những năm qua, ngoài làm tốt công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) ở khu vực TP Thanh Hóa và các huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa, Hạt kiểm lâm TP Thanh Hóa còn thực hiện tốt việc quản lý, giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn theo Thông tư số 27/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Trong dịp trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham mưu cho chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL, BVR); xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch BVR trước, trong và sau tết.
Ngày 14-7, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum xác nhận, Đoàn liên ngành đã phát hiện 3 đối tượng đang dùng trâu kéo gỗ trái phép từ trong rừng ra.