Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. Trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Qua đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của tỉnh tăng 9 bậc so với năm 2021, xếp thứ 53/63 tỉnh, thành trong cả nước.
Chủ động nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng, thường xuyên được tỉnh Thái Nguyên quan tâm, nhằm không ngừng xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, từng bước đưa Thái Nguyên trở thành một cực tăng trưởng quan trọng phía Bắc vùng Thủ đô Hà Nội.
Để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm thu hút đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các đơn vị trực thuộc có giải pháp cụ thể, để kiểm soát hiệu quả hiện tượng tham nhũng vặt hay chi phí bôi trơn.
Thực hiện thông điệp 'Đồng hành - Hợp tác - Phát triển', thời gian qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng, sở, ban ngành và các địa phương trong tỉnh đã quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ngãi yêu cầu có giải pháp cụ thể, giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức để kiểm soát hiệu quả hiện tượng tham nhũng 'vặt', hay chi phí 'bôi trơn'.
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Cà Mau Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đang diễn ra, đại biểu Nguyễn Sơn Ca chất vấn, nguyên nhân chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cà Mau giảm sâu, xếp 58/63 tỉnh thành cả nước.
Theo UBND tỉnh Long An, dù tình hình KT-XH còn nhiều khó khăn nhưng thu hút đầu tư của tỉnh vẫn đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài.
Việc chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của An Giang giảm là điều không vui (đạt 62,37 điểm, xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố cả nước, giảm 4,11 điểm và giảm 37 bậc so năm 2021), nhưng cũng là dịp để nhìn lại cách làm, cách vận hành bộ máy, cách giải quyết vấn đề của doanh nghiệp (DN). Đó còn là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, phải khắc phục thái độ làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; chuyển từ tư duy 'quản lý' sang 'phục vụ, chăm sóc' DN, nhà đầu tư.
Trong cuộc họp thường kỳ hôm 8-6, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu tập trung xử lý quyết liệt những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, nhất là những kiến nghị bức xúc của cử tri về hạ tầng đô thị, tái định cư, nhà sinh hoạt cộng đồng, thiếu giáo viên...
Long An đang thu hút đầu tư mạnh mẽ. Chính quyền tỉnh nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư thông qua quyết liệt tháo gỡ những điểm nghẽn để Long An giữ vững vị trí đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Sáng 3/6, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng cùng lãnh đạo một số sở, ngành đã có buổi 'cà phê sáng' với lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của tỉnh.
Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan phải thể hiện tinh thần, trách nhiệm chính trị cao nhất trong thực hiện CCHC.
Qua 18 năm Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố báo cáo thường niên, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trở thành phương tiện hữu hiệu truyền tải những thông điệp và kỳ vọng của doanh nghiệp (DN) đến các cấp chính quyền. Ngược lại, PCI cũng là biểu tượng của sự cầu thị, lắng nghe và tinh thần hợp tác của chính quyền với nhà đầu tư, DN.
Ngày 9-5, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị phân tích, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 và đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho những năm tiếp theo.
Để đầu tư hiệu quả, tỉnh Long An tập trung vào những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logisctic gắn với cảng biển quốc tế và phát triển đô thị sinh thái.
Trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022, lần đầu tiên chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) được giới thiệu và công bố. Đây là một hợp phần về môi trường được tích hợp trong điều tra PCI năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) nhằm thúc đẩy cải thiện việc đầu tư kinh doanh thân thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững tại Việt Nam. Qua đó, khuyến khích các địa phương quan tâm hơn đến yếu tố bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan về việc PCI 2022 đạt hạng thấp, qua đó, đề xuất các giải pháp cải thiện.
Trước những chỉ số đánh giá vừa được công bố, tỉnh Quảng Trị yêu cầu các sở, ban ngành liên quan và các địa phương báo cáo về tồn tại, giải pháp, kế hoạch triển khai nhằm khắc phục, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian tới.
Từ chỗ năm 2020, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 53, đến năm 2022, Hưng Yên vươn lên đứng thứ 14/63 tỉnh thành phố về PCI và đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng. Điều này cho thấy, sự 'chuyển mình' trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của toàn hệ thống chính trị và bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh trên cơ sở thực hiện phương châm 'người dân là trung tâm, doanh nghiệp là đối tác, bạn đồng hành'.
Lạng Sơn nằm trong Top 30 tỉnh, thành phố có điểm PCI 2022 hàng đầu Việt Nam, với chỉ số PCI đạt 67,88 điểm, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố, tăng 21 bậc so với năm 2021.