Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (Hataphar) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập từ năm 1965. Năm 2001, Công ty tiến hành cổ phần hóa và chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán HNX năm 2008.
Nước ta là quốc gia có tới hơn 4.000 loài dược liệu khác nhau nhưng hiện có tới 80% dược liệu được nhập từ nước ngoài. Để khắc phục và tạo đà cho ngành dược phát triển, trong các quy hoạch về phát triển ngành Dược nhấn mạnh việc xây dựng các vùng khai thác dược liệu tự nhiên.
Xây dựng ngành dược Việt Nam phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Việc ra đời một khu công nghiệp dược – sinh học đầu tiên ở Việt Nam, đặt tại tỉnh Thái Bình, là một dấu mốc quan trọng để hiện thực hóa tham vọng ấy.
Ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện mới đạt mức độ 3 (theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới) và đang phấn đấu lên mức độ 4. Bên cạnh đó Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2045 ngành dược sẽ đóng góp 20 tỉ đô la Mỹ vào GDP quốc gia. Để đạt được các mục tiêu này, cả ở góc độ chính sách và nỗ lực của các doanh nghiệp, còn nhiều việc phải làm.
Quyết định 1165/TTg về phát triển ngành dược đã đặt ra các mục tiêu cho ngành này đến năm 2030 và 2045. Quyết định này với các giải pháp tổng hợp, toàn diện và liên ngành đang được kỳ vọng mở ra cơ hội lớn cho ngành này tăng tốc trong thời gian tới. Tuy nhiên trao đổi với KTSG Online, PGS.TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, ngành dược cũng phải vượt qua nhiều thách thức để tận dụng cơ hội này một cách tối ưu.
'Đầu tư vào ngành dược đòi hỏi thời gian đầu tư dài, chi phí đầu tư lớn. Vì vậy, chỉ khi tìm thấy đối tác tin cậy và khả năng thương mại của dự án thì nhà đầu tư mới quyết định rót vốn và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam', ông Ali Ijaz Ahmad, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Makara Capital (Singapore), nói…
Thị trường thuốc Việt Nam đạt khoảng 7 tỉ USD (2023), bình quân tiêu thụ ước đạt 70 USD/đầu người, tăng gấp 10 lần so với năm 2000. Tuy nhiên, hiện công nghiệp dược ở nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Việc thúc đẩy các doanh nghiệp dược trong nước hợp tác các 'ông lớn' ngành dược trên thế giới để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dược – sinh học, sẽ giúp Việt Nam chủ động nguồn thuốc chữa bệnh trong bối cảnh rủi ro dịch bệnh trên toàn cầu vẫn hiện hữu.
Là một trong những doanh nghiệp dược phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam, Dược Hà Tây luôn khẳng định cam kết mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Minh chứng rõ nét nhất chính là nhà máy mới - Nhà máy công nghệ cao Hataphar đạt tiêu chuẩn GMP do Cục Quản lý Dược cấp ngày 14/6/2024.
Công ty cổ phần dược phẩm SaVi với gần hai mươi năm thành lập, hoạt động trên ba lĩnh vực chủ yếu: sản xuất, tồn trữ và phân phối thuốc và các sản phẩm gần thuốc, nghiên cứu phát triển và đào tạo.
Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA là doanh nghiệp cổ phần ngoài quốc doanh, có vốn tư nhân 100%, thành lập vào tháng 3/2019.
Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.
i với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, tỉnh Phú Yên cam kết luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ chủ trương, đường lối của Đảng và quy định pháp luật để triển khai đầu tư vào tỉnh.
Tỉnh Phú Yên sẽ trao ghi nhớ đầu tư với Công ty Phát triển Y học Việt về Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hùng Vương Phú Yên có tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng, quy mô dự kiến 300 giường bệnh.
Mục tiêu trên được đặt ra tại Quyết định 1165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Để đạt mục tiêu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD vào năm 2045, các chuyên gia y tế cho rằng, Việt Nam phải từng bước tham gia hệ thống thanh tra dược PIC/S – đã được 60 nước công nhận.
Tại buổi hội thảo, ông Toshiyuki Ishii - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang gửi lời tri ân đến đại diện các nhà thuốc, khách hàng thân thiết luôn đồng hành cùng DHG Pharma.
Phần lớn doanh nghiệp dược trong nước có quy mô nhỏ và vừa, bị hạn chế về năng lực nghiên cứu và phát triển nên chuyện chinh phục thị trường nội địa còn gặp bao khó khăn huống gì việc mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Davipharm- thành viên của Tập đoàn Adamed vừa công bố chứng nhận dây chuyền sản xuất thuốc độc tính cao đầu tiên của Việt Nam để sản xuất thuốc uống dạng rắn có tác dụng độc tế bào/kìm tế bào.
Dịch Covid-19 không chỉ tác động đến nguồn cung nguyên liệu, mà còn tiến độ xây dựng các nhà máy sản xuất dược phẩm tiêu chuẩn EU – GMP của các doanh nghiệp trong nước.
Trong tốp năm công ty dược sản xuất lớn nhất Việt Nam, xét về sản lượng, vùng đồng bằng sông Cửu Long đóng góp tới ba doanh nghiệp. Trong đó đáng đặc biệt nhất có thể kể đến Imexpharm. Tùy vào định hướng kinh doanh sẽ có doanh nghiệ̣p khẳng định vị thế là công ty sản xuất dược lớn nhất Việt Nam xét theo doanh thu, hoặc thương hiệu được biết đến rộng khắp do các hoạt động CSR thì Imexpharm được biết đến là công ty dược phẩm dẫn đầu về công nghệ, cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất và nguồn nhân lực chất lượng cao, tất cả vì sứ mệnh 'Cung cấp giải pháp hiệu quả cao cho sức khỏe cộng đồng'.
Năm 2020, lợi thế cạnh tranh cho các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán có các chuỗi sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Trên UPCoM có không ít doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả, tính minh bạch cao, nhưng thanh khoản của cổ phiếu thấp, một trong những nguyên nhân là cổ phiếu trên sàn này không được phép giao dịch ký quỹ (margin). Một số doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch chuyển sàn.
Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết Cục đã tiến hành thẩm định các hồ sơ giải trình cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP, EU-GMP. Theo đó, 7 cơ sở sản xuất thuốc chưa đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP, EU-GMP.
Sau 10 năm Bộ Y tế triển khai Đề án 'Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam', tỷ lệ sử dụng thuốc nội tăng cao, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu điều trị.
Ngành dược có tiềm năng tăng trưởng dài dạn, nhưng lợi thế cạnh tranh sẽ dành cho các công ty dược có cơ sở sản xuất hiện đại, nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP.
Nhập khẩu dược phẩm tiếp tục tăng trưởng 2 con số trong 10 tháng 2019, đạt kim ngạch nhập khẩu 2,545 tỷ USD. Với mức nhập khẩu trung bình khoảng 245 triệu USD/tháng, dự kiến năm 2019, chi ngoại tệ để nhập khẩu dược phẩm của nước ta sẽ chạm mốc 3 tỷ USD.
Bộ Y tế đang cố gắng giảm thấp nhất tỉ lệ thuốc kém chất lượng và đưa tỉ lệ thuốc giả về dưới 0,1%- mức thấp nhất trong khu vực các nước ASEAN.
Theo ông Vũ Tuấn Cường – Cục trưởng Cục quản lý Dược (Bộ Y tế), các loại thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu phòng và chữa bệnh, Việt Nam đã tự sản xuất được 12/13 vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng an toàn, chất lượng; năm 2018, tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện tăng hơn 63%...
Thuốc sản xuất trong nước đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện cũng tăng đáng kể.
Hiện thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng của các cơ sở y tế và người dân. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện đang ngày càng tăng.
Được đánh giá là ngành có nhiều dư địa phát triển, hiệu quả kinh doanh tăng trưởng ổn định, nhưng cổ phiếu ngành dược hiện chỉ được định giá ở mức P/E 13 lần, thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường (15 - 16 lần).