Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 13/4, Cảnh sát quốc gia Indonesia thông báo triển khai 148.884 nhân viên cho Chiến dịch Ketupat năm 2023 để ứng phó làn sóng di chuyển ồ ạt nhân dịp lễ xả chay Eid al-Fitr của người Hồi giáo, dự kiến bắt đầu vào ngày 22/4 tới.
Bộ trưởng Y tế Indonesia có kế hoạch gặp Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus vào cuối tháng này để thảo luận về việc chuyển sang trạng thái coi COVID-19 là bệnh đặc hữu.
Chính phủ Indonesia khuyến khích các công ty MSME đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm tại các sự kiện quy mô quốc gia và quốc tế nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Sandiaga Uno ngày 10/3 cho biết, chính phủ đang tập trung vào các chương trình hướng tới phục hồi kinh tế của Indonesia sau đại dịch COVID-19.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay khẳng định quyết tâm đưa Indonesia phát triển hơn nữa trong năm 2023 sau những thành công đạt được trong năm vừa qua.
Cùng với việc chính phủ thông báo dỡ bỏ toàn bộ các lệnh hạn chế hoạt động cộng đồng (PPKM) từng áp dụng để kiểm soát dịch bệnh Covid-19, hàng triệu người dân Thủ đô Jakarta của Indonesia đang háo hức đón chờ thời khắc chuyển sang năm mới 2023.
Indonesia hôm nay thông báo dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch COVID-19 do phần lớn người dân đã có kháng thể đối với bệnh này.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 21/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết chính phủ nước này sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế xã hội liên quan đến COVID-19 được áp đặt trong gần 3 năm qua, đồng thời khẳng định Indonesia đã được trang bị tốt để đối phó với dịch bệnh đang tiếp diễn.
Ngày 21/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cho biết chính phủ nước này sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế xã hội liên quan đến COVID-19 được áp đặt trong gần 3 năm qua, đồng thời khẳng định rằng Indonesia đã được trang bị tốt để đối phó với đại dịch đang diễn ra.
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề đầu tư và hàng hải Luhut Binsar Pandjaitan hôm qua (12/10) cho biết Indonesia có thể chấm dứt tình trạng đại dịch Covid-19 vào tháng 2/2023.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết chính phủ nước này đang chuẩn bị một 'chiến lược đặc biệt' nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng trong năm 2023.
Trong khi Indonesia thông báo một số quy định mới nhằm ứng phó Covid-19 đang lây nhanh trở lại, tân Tổng thống Philippines ra thông báo về việc mở cửa trường học sau 2 năm đại dịch.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, ông Mohammad Syahril, ngày 5/7 cho biết Chính phủ nước này có kế hoạch yêu cầu tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 đối với du khách trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng ở một số khu vực.
Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono Harbuwono nêu rõ: 'Chưa đến lúc đề cập giai đoạn bệnh đặc hữu. Tình hình hiện nay là đại dịch được kiểm soát. Còn phải qua một số giai đoạn nữa.'
Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED) được thành lập thể hiện nỗ lực hợp tác của khu vực nhằm ứng phó với các sự vụ bất thường và đại dịch trong tương lai.
Các bộ trưởng y tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí thành lập Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED), nỗ lực hợp tác nhằm ứng phó với các sự kiện bất thường và đại dịch trong tương lai.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 12/4, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 500.300.771 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.207.045 ca tử vong. Hơn 450 triệu ca đã bình phục, song vẫn còn gần 44.000 ca đang phải điều trị tích cực.
Theo số liệu thống kê chính thức được công bố ngày 12/4, số ca tử vong vì COVID-19 tại Thái Lan lại vượt trên 100 ca trong ngày thứ ba liên tiếp.
Indonesia tuyên bố đã vượt qua 'đỉnh' dịch Covid-19 lần thứ 3 do biến thể Omicron gây ra, song chưa chuyển sang bệnh đặc hữu. Tại Trung Quốc, trong bối cảnh Omicron lan rộng, nước này đang đẩy mạnh tiêm chủng cho người già từ 80 tuổi trở lên.
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 8/2, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 96.309 ca mắc COVID-19 và 295 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 17.245.072 ca, trong đó 316.101 người tử vong.
Ngày 8/2, Bộ Y tế Philippines cho biết nước này ghi nhận thêm 3.574 ca nhiễm mới COVID-19, số ca mắc mới theo ngày thấp nhất kể từ đầu năm 2022 đến nay, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 3.619.633 ca.
Trước làn sóng Covid-19 thứ ba dự đoán sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 2 năm nay do sự xâm nhập của biến thể Omicron, Chính phủ Indonesia đã đưa ra các chiến lược mới, khác với chiến lược được áp dụng với hai làn sóng trước đó khi biến thể Delta tấn công.
Chỉ trong vòng một tháng qua, Indonesia – quốc gia đông người Hồi giáo nhất thế giới - đã 3 lần điều chỉnh việc tổ chức các cuộc hành hương Umrah về Thánh địa Mecca do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ngày 12/1, số ca mắc mới COVID-19 theo ngày của Nhật Bản vượt ngưỡng 13.000 ca, lần đầu tiên trong hơn 4 tháng, trong bối cảnh làn sóng dịch thứ sáu do biến thể Omicron gây ra tiếp tục lan rộng khắp đất nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tối 10/1, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã chỉ đạo khẩn các cơ quan chức năng nước này cần có 'hành động ngay lập tức' sau khi Campuchia phát hiện 34 ca nhiễm biến thể Omicron cùng ngày gồm 24 ca nhập cảnh và 10 ca lây nhiễm cộng đồng.
Mặc dù dịch Covid-19 giảm song các ca nhiễm biến thể Omicron có xu hướng gia tăng tại Indonesia. Chính phủ nước này quyết định kéo dài lệnh giới hạn hoạt động cộng đồng (PPKM) bên ngoài hai hòn đảo Java và Bali thêm hai tuần.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 3/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này sẽ tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho 21 triệu người dân ngay trong tháng 1 này.
Trong bối cảnh số ca mắc biến thể Omicron đã vượt mốc 200 ca và tiếp tục lây lan nhanh, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn mới nhằm kiểm soát tình hình dịch Covid-19. Trong khi đó, thủ đô Indonesia đã triển khai cảnh sát, quân đội vào dịp Giáng sinh.
Thủ tướng Campuchia tuyên bố 'Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2/2021' gây bùng phát COVID-19 trên diện rộng ở Campuchia đã chính thức kết thúc sau 10 tháng.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 20/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 23.675 ca mắc mới COVID-19 và 396 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.656.172 trường hợp và 300.514 ca tử vong.
Chính phủ Indonesia ngày 20/12 đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ Hong Kong (Trung Quốc), đồng thời đưa Anh, Na Uy và Đan Mạch vào danh sách các quốc gia bị áp dụng lệnh cấm nhập cảnh do lo ngại biến thể Omicron.
Trong 24 giờ qua, các nước ASEAN ghi nhận trên 25.000 ca nhiễm mới, 413 ca tử vong. Thái Lan khẳng định không phong tỏa bất chấp biến thể Omicron đã xuất hiện, trong khi số ca tử vong ở nước ta đã lên tới 26.700 người.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 7/12 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 266.936.779 ca mắc COVID-19 và 5.281.995 ca tử vong. Số ca hồi phục là 240.525.191 ca.
Chính phủ Indonesia đã quyết định hủy bỏ kế hoạch triển khai Lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 3 trên toàn quốc.
Trong bối cảnh biến thể Omicron đang gây quan ngại trên thế giới, Indonesia sẽ thực hiện các biện pháp mạnh, trong đó có việc cấm các hoạt động tập trung đông người trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới 2022.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 511.000 ca mắc COVID-19 và trên 5.400 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 265,6 triệu ca, trong đó trên 5,26 triệu ca tử vong.
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 4/12, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 28.392 ca mắc COVID-19 và 534 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 14.178.205 ca, trong đó 293.733 người tử vong.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 4/12 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng trên 265 triệu ca COVID-19, trong đó có trên 5,2 triệu ca tử vong. Trên 239 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 20 triệu bệnh nhân đang được điều trị.
Nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, ngày 4/12, hãng thông tấn chính thức Antara cho biết Cảnh sát Quốc gia Indonesia sẽ cấm các hoạt động tập trung đông người trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới 2022.
Nhiều chuyên gia y tế lên tiếng cảnh báo nguy cơ làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư tại Malaysia, khi khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra giảm và xuất hiện các biến thể virus mới.
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 24/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 28.456 ca mắc COVID-19 và 463 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 13.893.052 ca, trong đó 289.209 người tử vong.
Bộ trưởng Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia Muhadjir Effendy cho biết PPKM cấp độ 3 sẽ được áp đặt đồng bộ trên cả nước trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới 2022.
Nhằm ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát, chính phủ Indonesia đã ban hành một loạt quy định thắt chặt việc du lịch dịp lễ cuối năm.
Ngày 19/11, Indonesia ghi nhận thêm 360 ca mắc COVID-19, trong khi số ca tử vong trong ngày chỉ ở mức 5 ca, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020.
Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới. Trong khi Indonesia ghi nhận tín hiệu tích cực, thì tại một số nước châu Âu, trong đó có Hungary và Bulgaria, số ca nhiễm mới và tử vong đang ngày một gia tăng.