Học tập, làm theo Bác | Chính trị | Vì biển, đảo, biên giới quê hương | An ninh quốc phòng | Biên Phòng TRUYỀN HÌNH INTERNET Lai Châu qua ảnh

'Hưởng ứng phong trào thi đua 'Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác', Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải chỉ đạo các đội đẩy mạnh tăng gia sản xuất nhằm cải thiện và nâng cao bữa ăn, đảm bảo sức khỏe cho bộ đội. Những ngày lễ, tết bữa ăn sẽ được tăng hơn so với ngày thường. Qua đó, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trong đơn vị mà còn xây dựng mô hình kinh tế mẫu cho Nhân dân noi theo để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập' - trung tá Nguyễn Đức Dũng, Đồn phó Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải chia sẻ.

Chạm tới Khang Su Văn

Khang Su Văn cao 3.012 m, được xếp hạng là đỉnh núi cao thứ 5 tại Việt Nam. Núi Khang Su Văn thuộc địa phận xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Muốn leo lên đỉnh Khang Su Văn, người ta thường chọn hướng đi qua xã Pa Vây Sử (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), lên gần đỉnh có cột mốc phân định biên giới Việt - Trung, mốc số 79 cao 2.880 m - cột mốc cao nhất biên giới này của Việt Nam do Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) quản lý.

Mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở Mồ Sì San

Xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ là một trong những xã vùng cao nơi biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Thế nhưng, với sự đồng hành, sẻ chia, giúp đỡ tận tình của những người lính Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải, BĐBP Lai Châu, thời gian gần đây, cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng biên ải này đang có những bước chuyển mình tích cực.

Sức trẻ Điện lực Lai Châu vững vai trò xung kích, sáng tạo

Cùng với sự thành lập và phát triển của Công ty Điện lực Lai Châu trong 16 năm qua, tuổi trẻ Công ty đã phát huy vai trò năng động, sáng tạo trong các phong trào. Qua đó, không chỉ góp phần xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh mà còn triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động xung kích, tình nguyện, thể hiện trách nhiệm của Ngành điện đối với cộng đồng.

Bát cơm nghĩa tình ở Pa Vây Sử

Ðoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 356 (Quân khu 2) thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, làm công tác dân vận, củng cố quốc phòng - an ninh, triển khai thực hiện dự án đầu tư KT-QP, phát triển kinh tế trên địa bàn chín xã biên giới huyện Phong Thổ (Lai Châu). Hơn 10 năm qua, những việc làm của Ðoàn đã góp phần thiết thực làm thay da đổi thịt vùng đất gian khó này.

Tiếp bước tinh thần quyết thắng- Bài 2: Điểm tựa vùng biên

Mang trọng trách làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc biên giới, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có mặt nơi vùng cao, biên giới, hải đảo xa xôi, lập đồn, dựng trạm, bám đất, bám dân. Họ gắn bó máu thịt với nhân dân, là lực lượng vững vàng trên tuyến đầu của Tổ quốc…

Đi Chợ Sừng Ở Xứ Mười Hai Tầng Núi

Quãng đường từ trung tâm huyện Phong Thổ vượt dốc lên đỉnh Dào San, chỉ 30 km, thêm chừng 40km nữa là đến Sì Lở Lầu. Khu vực tám xã biên giới Bắc Dào San thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu là một khu vực đặc biệt cao trên 1900m với cộng đồng ba dân tộc chính sinh sống là Mông, Dao đỏ và Hà Nhì. Trong đó, hai xã Sì Lở Lầu và Ma Li Chải là hai xã xa nhất, điểm mút của góc biên giới, cư dân hầu hết là người Dao đỏ. Vượt qua tầng tầng lớp lớp núi non nơi mút mùa heo hút biên cương, chúng tôi gặp một phiên chợ đặc biệt của người Dao đỏ ở Sì Lở Lầu, gọi là 'Chợ Sừng'…

Dân vận khéo ở vùng biên giới Lai Châu - Bài 1: Giúp đồng bào vùng biên định canh, định cư

Những năm qua, ngoài nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Lai Châu còn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác dân vận.