Đa dạng sản phẩm thu hút du khách

Du lịch Việt Nam đã có tín hiệu vui, khi ngay từ đầu năm 2022 lượng khách du lịch đã tăng trở lại. Tuy nhiên, do xu hướng và thói quen của du khách có nhiều thay đổi, nên các đơn vị lữ hành vẫn gặp không ít khó khăn trong việc thu hút khách. Đây là thời điểm các đơn vị phải thay đổi cách làm, xây dựng sản phẩm đa dạng để hấp dẫn du khách, sẵn sàng cho kế hoạch mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15-3 tới đây.

Du lịch dần phục hồi, thích ứng an toàn

Theo Tổng cục Du lịch, từ những tín hiệu du lịch đầu năm có thể khẳng định du lịch đang từng bước phục hồi. Các địa phương chuẩn bị điều kiện để đón khách quốc tế khi được phép.

Du lịch dịp Tết Nguyên đán 2022: Khách đi theo nhóm nhỏ

Khác với mọi năm, dịp Tết Nguyên đán là cao điểm của hoạt động du lịch, năm nay, hoạt động du lịch, vui chơi dịp Tết Nguyên đán 2022 trầm lắng hơn. Khách lựa chọn đi theo từng nhóm nhỏ, tự đặt dịch vụ hoặc thông qua đơn vị du lịch đặt một phần dịch vụ.

Kích cầu, phục hồi du lịch ở Quỳnh Nhai

Lòng hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai rộng lớn, nhiều đảo lớn nhỏ giữa sông nước mênh mông tạo nên cảnh quan thơ mộng, được nhiều người ví như 'Hạ Long trên cạn'. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng tại khu vực lòng hồ thủy điện giảm so với những năm trước. Huyện Quỳnh Nhai đang có nhiều giải pháp để kích cầu, phục hồi du lịch trên địa bàn.

Nguy cơ thiếu nhân lực du lịch khi bước vào giai đoạn phục hồi

Tác động của 4 đợt dịch COVID-19 trong 2 năm qua khiến ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều người làm việc trong lĩnh vực này đã lâm vào cảnh thất nghiệp hoặc chuyển sang công việc khác. Nguy cơ thiếu nhân lực du lịch được cảnh báo khi bước vào giai đoạn phục hồi.

Khách đồng loạt hủy lịch: Du lịch, nhà hàng khó chồng khó

Sau một năm kinh doanh bết bát bởi dịch Covid-19, dịp cuối năm, lượng khách đông lên, những tưởng là tia hy vọng của các DN lữ hành, nhà hàng tổ chức tiệc hoạt động nhộn nhịp trở lại… Tuy nhiên, dịch Covid-19 tái bùng phát đã giáng thêm một 'cú đấm bồi' khiến DN khó càng thêm khó.

Lữ hành vượt bão Covid-19: Cả đoàn tàu phải cùng đi

Các doanh nghiệp lữ hành kỳ vọng vào vai trò đầu tàu và sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước, sau khi đã nỗ lực 'xoay sở' mọi phương pháp, nguồn lực để tồn tại.

Mộc Châu quảng bá du lịch bằng công nghệ thực tế ảo

Những năm qua, Ban Quản lý Khu du lịch Mộc Châu đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Mộc Châu. Mới đây, đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo để đưa hình ảnh du lịch Mộc Châu đến với du khách đẹp, hấp dẫn và hiệu quả hơn.

Du lịch sáng tạo lên ngôi

Ngay khi Covid-19 được kiểm soát tốt, các hãng lữ hành nhanh nhạy dịch chuyển đầu tư mạnh hơn vào những dòng sản phẩm du lịch thông minh, sáng tạo để hút khách.

Chuyển đổi số để phát triển du lịch: Xu hướng tất yếu

Dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực du lịch nhưng cũng mở ra những xu hướng mới trong hoạt động của ngành. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ số trở thành tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Rõ ràng, đây là cách để các đơn vị, doanh nghiệp thay đổi tư duy quản lý, tìm kiếm thêm giải pháp tiếp cận với nhiều khách hàng cũng như thay đổi cách xây dựng sản phẩm du lịch thông minh.

Chuyển đổi số để phát triển du lịch: Xu hướng tất yếu

Dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực du lịch nhưng cũng mở ra những xu hướng mới trong hoạt động của ngành. Theo đó, việc ứng dụng công nghệ số trở thành tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Rõ ràng, đây là cách để các đơn vị, doanh nghiệp thay đổi tư duy quản lý, tìm kiếm thêm giải pháp tiếp cận với nhiều khách hàng cũng như thay đổi cách xây dựng sản phẩm du lịch thông minh.

Ðổi mới để phát triển du lịch bền vững

Sau hơn bốn năm triển khai Nghị quyết 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo', du lịch Hà Nội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trước những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, ngành du lịch đang điều chỉnh một số định hướng, chiến lược thu hút khách hàng để thực hiện tốt các yêu cầu Nghị quyết đề ra, phát triển du lịch bền vững.

Cách mạng công nghiệp 4.0 - cơ hội cho du lịch Ngọc Chiến phát triển

Nằm ở độ cao trung bình trên 1.800 m so với mực nước biển, khí hậu ở xã Ngọc Chiến (Mường La) quanh năm mát mẻ. Những ngọn núi hùng vĩ được ôm ấp bởi những biển mây mềm như dải lụa, những thác nước tung bọt trắng xóa, rừng nguyên sinh, hệ thống hang động huyền bí... tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình; cùng với văn hóa ẩm thực mang nét riêng có của đồng bào dân tộc Thái, Mông, La Ha... đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Kinh tế đêm - 'cửa sáng' cho du lịch Việt Nam

Việc thí điểm phát triển kinh tế ban đêm tại một số thành phố lớn được xem là 'cửa sáng' cho du lịch Việt Nam.

Hơn 70% tour bằng tàu hỏa được bán trong đợt kích cầu du lịch Hà Nội

Sản phẩm du lịch mới của Hà Nội - tour tham quan bằng tàu hỏa do Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) phối hợp đã bán được hơn 70% số lượng tour.

Quanh quẩn hết chợ đêm rồi đi bar, khách du lịch thất vọng ở Đà Nẵng

'Đêm ở Đà Nẵng rất thú vị với các quán bar, nhà hàng, quán cafe, Cầu Tình Yêu… nhưng hãy nhớ là phải thưởng thức mọi thứ trước 22h và chỉ trong đêm đầu tiên. Vì ngay sau đó, Đà Nẵng sẽ chìm vào tĩnh lặng, còn nếu ở tiếp đêm thứ 2 thì bạn hoàn toàn thất vọng', anh Ngọc Sơn, một khách du lịch đến từ TP Hồ Chí Minh hài hước chia sẻ.

Mỗi tỉnh phát triển một sản phẩm du lịch đặc thù

Là một trong bảy vùng du lịch với nhiều tiềm năng nhưng du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển chậm nhất cả nước. Để tạo sự đột phá, các tỉnh trong vùng đang định hình phát triển mỗi tỉnh một sản phẩm đặc thù.

Tìm cách tháo 'nút nghẽn' visa khi thu hút du khách nước ngoài

Điểm cộng của những đất nước khi du khách chọn lựa đi du lịch là chính sách visa: được miễn visa, hoặc thủ tục xin visa nhanh gọn, thuận tiện, chi phí thấp. Đáng tiếc là, điểm cộng này hiện nay đối với chúng ta lại đang phần nào là 'điểm nghẽn'.

Cần chính sách visa mạnh để hút du khách

Để đạt được mục tiêu thu hút 17-20 triệu du khách quốc tế vào năm 2020, các rào cản của du lịch cần phải được dỡ bỏ, trong đó có chính sách visa

Tháo điểm nghẽn trong xúc tiến du lịch

Để hoàn thành mục tiêu thu hút 17,5 - 18 triệu lượt khách trong năm 2019, ngành du lịch phải đạt mức tăng trưởng 13% - 14% và thực tế cho thấy không đơn giản

Quảng bá du lịch Việt Nam: 'Cuộc chơi' cần những đột phá mới

'Quan trọng nhất là ngồi với nhau, bàn cơ chế, cách làm thế nào tốt và mỗi thực thể tham gia 'cuộc chơi' sẽ làm tốt phần của mình thì việc xúc tiến, quảng bá sẽ tốt hơn,' ông Đinh Ngọc Đức chia sẻ.

Bỏ 1 USD thu tới 5.000 USD, tiền tươi thấy rõ tiếc gì vốn mồi

Để thu hút khách quốc tế thu lợi từ 1.000-5.000 USD mỗi khách, phải bỏ ra ít nhất 1 USD. Vậy, để có 20 triệu du khách đến VN năm 2020, chúng ta phải có tối thiểu 20 triệu USD chỉ tập trung cho công tác quảng bá, xúc tiến.

Visa là rào cản thu hút khách du lịch vào Việt Nam?

Việc xin thị thực là mối quan tâm hàng đầu, quyết định đến cả kỳ nghỉ của du khách. Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài phản ánh thủ tục xin visa vào Việt Nam còn khó khăn, rườm rà.

Bài 13: Sức hút từ một danh hiệu

20 năm sau ngày Hà Nội được trao tặng danh hiệu 'Thành phố Vì hòa bình', lĩnh vực đầu tư, du lịch Thủ đô đã đạt được những bước tiến dài. Trong hành trình ấy, danh hiệu 'Thành phố Vì hòa bình' trở thành sức hút đối với du khách, doanh nghiệp nước ngoài và tác động không nhỏ đến thành quả của những ngành này.