Theo UBND huyện Lạc Thủy, năm 2024, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, huyện có 92 công trình đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước (15 công trình hoàn thành, 61 công trình chuyển tiếp, 4 công trình xây mới, 12 công trình hạ tầng đấu giá). Kế hoạch vốn được giao năm 2024 là 300,5 tỷ đồng, giá trị giải ngân ước thực hiện 9 tháng đạt 180,5 tỷ đồng, đạt 60,06% kế hoạch vốn.
Trong những năm qua, hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thủy có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Giám sát việc 'triển khai xây dựng, quản lý, khai thác các khu, cụm công nghiệp (CCN) giai đoạn từ năm 2017 - 2023' trên địa bàn huyện Lạc Thủy, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị, địa phương và các sở, ngành liên quan cần tăng cường phối hợp nâng cao hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp trong công tác tái định cư, đền bù, giải phóng mặt bằng; đồng thời, chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng, chú trọng thực hiện các chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
Trong hai ngày 19-20/8, Đoàn giám sát của Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã thực hiện giám sát việc triển khai xây dựng, khai thác các khu, cụm công nghiệp tại huyện Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình.
Ngày 19/8, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức giám sát việc 'triển khai xây dựng, quản lý, khai thác các khu, cụm công nghiệp (CCN) giai đoạn từ năm 2017 - 2023' trên địa bàn huyện Lạc Thủy.