Năm 2024, trước nhiều thách thức và cơ hội, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ cần tăng cường các nỗ lực chung và đoàn kết nội khối. Trong đó, trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2024, Lào có 9 ưu tiên chính, là những 'chìa khóa' cho sự phát triển khu vực.
Đối với các quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), việc ký kết, phê chuẩn và có hiệu lực hoàn toàn không phải là mục tiêu cuối cùng. RCEP được thiết kế theo 'Phương thức ASEAN', nghĩa là các thành viên phải biến hiệp định này thành một thỏa thuận sống động và phát triển để bảo vệ thành công chế độ thương mại dựa trên quy tắc.
Tổng Thư ký ASEAN nhấn mạnh tình hình đáng lo ngại ở Myanmar, đặc biệt là tình hình COVID-19, đồng thời kêu gọi thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với người dân Myanmar.
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun tỏ rõ quyết tâm chống chính biến đến cùng và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động cứng rắn hơn với quân đội.
Ngày 9/3, chính phủ Campuchia khẳng định, sẵn sàng phối hợp với các nước thành viên khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hỗ trợ Myanmar trên con đường hướng tới trạng thái bình thường.
Ngày 19/2, Mỹ đã hối thúc quân đội Myanmar kiềm chế bạo lực và từ bỏ quyền lực sau cái chết đầu tiên trong các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính.