Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tày, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Ông học tại Cần Thơ, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau Hiệp định Genève 1954, ông trở lại Sài Gòn tham gia viết sách, báo. Từ hơn nửa thế kỷ nay, nhà văn Sơn Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong văn chương Nam Bộ. Ông được nhiều người gọi yêu là 'ông già Nam Bộ', 'pho từ điển sống về miền Nam' hay là 'nhà Nam Bộ học'...
Tưởng nhớ 15 năm ngày mất nhà văn Sơn Nam, Nhà Xuất bản Trẻ TP HCM ra mắt hai tựa sách mới Những góc đời quen lạ và Đi và ghi nhớ
Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của nhà văn Sơn Nam (2008-2023), hai tập sách 'Sơn Nam – Những góc đời riêng lạ' và 'Đi và ghi nhớ' đã được xuất bản.
Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tày (đúng tên là Tài, nhưng giấy khai sinh viết sai, sau này chiết danh là Tày), sinh năm 1926 tại U Minh Thượng, Kiên Giang. Ông tuổi con cọp, cùng tuổi Bùi Giáng. Hai ông cùng có bộ dạng khá bụi, bất cần đời, cùng lang bạt khắp Sài Gòn - Gia Định. Ông thi sĩ từ xứ Quảng miền Trung vào, ông văn sĩ từ xứ U Minh cực Nam Tổ quốc lên.
Tháng 8 dương lịch gần trùng với tháng 7 âm lịch là mùa hiếu hạnh. Các nhà văn và người hâm mộ thường về dâng hương Nhà Lưu niệm Sơn Nam ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang. Đây không chỉ là địa chỉ văn hóa quen thuộc của Nam bộ mà còn thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa để những người đi sau biết trân quý, lưu giữ di sản giá trị của cha ông…
Linh cữu nhà văn Sơn Nam quàn tại nhà Tang lễ thành phố (quận 3- TPHCM). Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 10 giờ sáng ngày 14-8. 8g sáng 16-8 sẽ tiến hành lễ động quan. (NLĐO)- Sau một thời gian lâm bệnh nặng, nhà văn Sơn Nam đã từ trần vào hồi 13 giờ ngày 13-8, tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, hưởng thọ 82 tuổi. Trước đó, ông đã được đưa vào phòng Chăm sóc đặc biệt của bệnh viện vì cơn đột quị ngày 30-7.