Tựa vào núi Rồng, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) ẩn mình dưới những bóng cây xanh. Đây là ngôi làng nổi tiếng khi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với nền văn hóa Đông Sơn.
Chùa Bụt ở Thanh Hóa là ngôi chùa linh thiêng với không gian hướng biển, thiết kế kiến trúc độc đáo hiện đang là chốn linh thiêng mà nhiều người dân tìm đến mỗi khi có dịp về xứ Thanh du lịch biển.
Tuyên truyền, quảng bá du lịch theo hướng thông minh, bắt kịp xu thế thời đại, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai xây dựng công trình thanh niên 'Số hóa di tích lịch sử, văn hóa', đặt mã QR tại các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.
Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) ở gần các di chỉ mang dấu tích của nền văn hóa Đông Sơn như di chỉ Hoằng Lý (nay thuộc TP Thanh Hóa), di chỉ Quỳ Chử, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa). Vì thế, dấu tích về sự tồn tại và tụ cư của con người là khá rõ nét.
Với những giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần và chùa Phổ Minh là Di tích quốc gia đặc biệt.
Ngày 11/4, xã Yên Nhân (Yên Mô) và Nhân dân làng Yên Sư tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh Đình, phủ làng Yên Sư và Lễ hội truyền thống năm Giáp Thìn. Tới dự có đồng chí Bùi Mai Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo huyện Yên Mô...
Chùa Phổ Minh có lịch sử lên đến gần 800 năm, nằm trong Quần thể Khu Di tích Lịch sử văn hóa Đền Trần (cách Đền Trần hơn 200 m). Đây là một trong những ngôi chùa cổ, lưu giữ nhiều bảo vật thời nhà Trần.
Trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024, du khách thập phương đổ về chùa Bụt tại xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) ngày càng đông, để lễ chùa và thưởng ngoạn cảnh sắc ngôi chùa nằm ngay cửa biển Lạch Trường.
Nói về nghề buôn bán nông thổ sản, hải sản gắn với các chợ trong vùng, dân gian vùng phía Nam huyện Tĩnh Gia xưa vẫn còn nhắc nhớ: 'Rủ nhau buôn lúa chợ Nưa/ Buôn muối chợ Bạng, buôn dưa chợ Còng'.
Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Làng cổ Đông Sơn là cơ sở quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy và là nguồn tài nguyên quý để phát triển du lịch, tạo điểm nhấn cho ngành công nghiệp không khói của TP Thanh Hóa. Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ Đông Sơn (gọi tắt là đề án) gắn với phát triển du lịch được xem là giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu trên.
Nằm ngay ở cửa biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), đền Độc Cước nổi tiếng là ngôi cổ linh thiêng. Nơi đây thờ pho tượng chỉ một tay, một chân đầy bí ẩn.
Nằm ngay ở cửa biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), đền Độc Cước nổi tiếng là ngôi cổ linh thiêng. Nơi đây thờ pho tượng chỉ một tay, một chân đầy bí ẩn.
Nổi tiếng là ngôi đền thiêng ở cửa biển TP Sầm Sơn, đền Độc Cước thờ pho tượng một chân đầy bí ẩn.
Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phỏng vấn và phân tích-tổng hợp tài liệu, Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiển đã chỉ ra thực trạng xuống cấp giá trị đạo đức trong thực hành Văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu.
Trải qua gần 300 năm, Đền chùa Đào Lạng (Nghĩa Hưng, Nam Định) xuống cấp nghiêm trọng, nhưng khó có thể thực hiện việc tu bổ vì cụm di tích trên chưa có sổ đỏ.
'Vắng như chùa Bà Đanh' là câu cửa miệng dân gian ví về sự vắng vẻ, nhưng ít ai biết vì sao chùa Bà Đanh vắng khách.
Không chỉ có bờ biển dài 12 km thơ mộng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, du khách đến với Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa còn được khám phá một không gian văn hóa đậm đà bản sắc và giàu giá trị với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh.
Nằm trong quần thể cụm di tích lịch sử - văn hóa chùa Gia, phủ Mẫu, đền thờ Tô Hiến Thành, Trần Khát Chân (thôn Vĩnh Gia, xã Hoằng Phượng, Hoằng Hóa), đền Vĩnh Gia hiện còn lưu giữ 52 đạo sắc phong của nhiều triều đại.
Từ lâu, người dân xã Quảng Thạch (Quảng Xương) luôn tự hào vì có một công trình tín ngưỡng tâm linh tiêu biểu để gửi gắm niềm tin, ước vọng, tìm bình an trong cuộc sống, cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Đó là chùa Đồng - ngôi cổ tự linh thiêng đã có niên đại cả nghìn năm lịch sử còn lưu truyền đến ngày nay.
Văn hóa và Đời sống - Ở vùng biển Hoằng Trường, từ xưa đã truyền nhau câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi ông du ngoạn qua cửa Lạch Trường, rằng: 'Bao giờ cho Nẹ nằm đồng/ Bò con gặm cỏ thì Ông mới về'. Câu thơ như lời cảm thán của tiền nhân khi đối diện với cảnh sắc non nước hữu tình của dải đất nơi cửa biển...
Sáng 2-1-2021, chùa Linh Cảnh (xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) tổ chức lễ động thổ xây dựng nhà Tổ, nhà Tăng và giảng đường chùa.