Các nhà báo - liệt sĩ và 'kho' di sản quý để lại

Cùng với danh sách trên 500 liệt sĩ nhà báo, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đang bảo quản hàng trăm tư liệu, hiện vật về các nhà báo này. Đằng sau những cây bút, máy ảnh cũ kỹ, những bức ảnh hay các cuốn sổ ghi chép vương màu thời gian là rất nhiều câu chuyện về những nhà báo liệt sĩ chưa được nhiều người biết đến.

'Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh'

Đó cũng là bài thơ mà nhà báo Trần Văn Hiền viết về những nhà báo - liệt sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước. Hơn 15 năm qua, ông dành thời gian đi tìm lại tên, kỷ vật của họ. Những ký ức, những câu chuyện được gìn giữ và kể lại, để nhắc nhở thế hệ hôm nay về một quá khứ đau thương và hào hùng của những người lính trên mặt trận cầm bút.

Tri ân những nhà báo liệt sĩ

Những ngày tháng 7 thiêng liêng, hòa chung niềm tiếc thương và biết ơn vô hạn mà toàn dân tộc dành cho các liệt sĩ đã ngã xuống cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những người làm báo Việt Nam thành kính hướng về các nhà báo liệt sĩ với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Kỷ vật của hơn 500 nhà báo liệt sĩ: Những câu chuyện xúc động

Trong hai cuộc kháng chiến, nhà báo cũng chính là chiến sĩ, lấy cây bút, máy ảnh, sổ tay làm hành trang lên đường. Gần một thế kỷ qua, các thế hệ người làm báo Việt Nam viết nên những trang sử tự hào của nền báo chí cách mạng nước nhà. Hoàn thiện tư liệu chân dung hơn 500 nhà báo liệt sĩ là cách để thế hệ người làm báo hôm nay gìn giữ, nối tiếp hành trình làm nghề vẻ vang của cha ông.