Cơ quan chức năng gần đây đã triệt phá nhiều nhóm hoạt động tín dụng đen với quy mô rộng lớn. Trong quá trình điều tra, đã làm rõ những chiêu thức đòi nợ kiểu giang hồ của các đối tượng.
Phần lớn các nạn nhân và người thân, bạn bè, đồng nghiệp của nạn nhân bị các đối tượng đòi nợ uy hiếp, đe dọa, dùng nhiều cách để bôi nhọ danh dự là do thông tin được chính nạn nhân cung cấp cho bên cho vay. Trước khi làm hồ sơ vay trên app, website…, người vay phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân, cung cấp ảnh chân dung, thậm chí cả tài khoản mạng xã hội và các thông tin nhạy cảm khác.
Cho vay lãi nặng - tức tín dụng 'đen' là mảnh đất phát sinh tội phạm đòi nợ thuê với nhiều thủ doạn tinh vi như dán cáo phó nạn nhân, đe dọa nổ trường học..., không chỉ uy hiếp tinh thần con nợ mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xã hội...
Hà Thị Hiệp (SN 1990), nhân viên Công ty Luật TNHH Pháp Việt được giao việc đòi tiền khách hàng còn thiếu của một ngân hàng, đã gọi cho giáo viên yêu cầu ra nhận bình gas và dọa nếu không sẽ cho nổ cả trường.
Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ thủ đoạn đòi nợ thuê dưới mác Công ty Luật TNHH Pháp Việt tại TP.HCM. Hơn 130 đối tượng liên quan đã được triệu tập để làm việc.
Hiệp mua một bình gas, yêu cầu giao đến trường tiểu học và gọi điện, buộc cô giáo ra nhận nếu không sẽ cho nổ cả trường.
Sau khi nhận đơn hàng từ Ngân hàng OCB, nhóm đòi nợ thuê nhiều lần nói giết con của người vay và đe dọa gia đình giáo viên dạy cháu bé
Tiếp nhận 'đơn hàng' từ Ngân hàng OCB, nhóm đòi nợ thuê nhiều lần đe dọa giết con nhỏ của người vay tiền và còn gửi bình gas đến trường tiểu học, dọa 'sẽ cho nổ cả trường'.
Từ ngày 7-2, toàn bộ các cơ sở giáo dục trên địa bàn TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức dạy học trực tiếp thích ứng, linh hoạt, vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, vừa đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.Các trường đã chủ động tổ chức diễn tập thực hiện quy trình xử lý khi có ca nhiễm Covid-19 để giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh không lúng túng, bị động khi xảy ra trong thực tế. Đồng thời, ngành Giáo dục thị xã đã chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch dạy và học linh hoạt để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, có trường hợp nhiễm bệnh tại các trường, nhằm đảm bảo an toàn việc dạy và học trong tình hình mới.
Nói đến Đại úy Trương Ngọc Cần, Chủ nhiệm Hậu cần - Kỹ thuật, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX. Cai Lậy, anh em trong đơn vị đều thể hiện sự yêu mến, nể phục bởi sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nhiệt tình, gương mẫu trong cuộc sống. Đặc biệt, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện trên địa bàn TX. Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), Đại úy Cần luôn là một trong những 'hạt nhân' tích cực, xông pha tham gia phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo sự an toàn cho nhân dân.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các trường học trên địa bàn TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang thực hiện dạy và học theo hình thức trực tuyến. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh học sinh không thể đến trường.
Thực hiện Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 2/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 4070/KH-UBND ngày 14/9/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, thời gian qua, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn Ban Đại diện Hội Người cao tuổi các huyện, thành, thị tuyên truyền, vận động, tổ chức thành lập Câu lạc bộ (CLB) tại cơ sở.
Người dân và cán bộ đang thực hiện nhiệm vụ trong Khu cách ly tại trường TH Phan Văn Kiêu (Tiền Giang) phản ánh bữa ăn của họ quá sơ sài, thiếu chất dinh dưỡng.
Ngày 5-6, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là địa phương đầu tiên của tỉnh ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Trước đó, các lực lượng chức năng đã tiến hành truy vết, phun khử khuẩn tại khu vực F0 sinh sống, thực hiện cách ly tập trung F1 và cách ly y tế tại nhà F2.
Theo Sở Y tế Tiền Giang tính đến ngày 16-6-2021, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh như sau:
Bản tin 6 giờ sáng 17-6, Bộ Y tế công bố Tiền Giang có thêm 11 ca mắc Covid-19 được ghi nhận.
Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam phức tạp hơn nhiều so với những lần trước, với đa nguồn lây, đa ổ dịch, nhiều biến chủng và cường độ lây lan nhanh hơn, mạnh hơn. Ở Tiền Giang, ca mắc Covid-19 đầu tiên được ghi nhận trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố vào ngày 5-6.
Theo Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, tính đến ngày 14-6, số ca dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 39, trong đó, 11 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh (đã được điều trị khỏi) và 28 ca phát hiện trong cộng đồng (Cái Bè 12; Chợ Gạo 1 và TX. Cai Lậy 15).
Tình hình diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang hiện nay vô cùng phức tạp. Địa phương đang khẩn trương triển khai biện pháp tổng lực để khống chế dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng.
Trong mấy ngày qua, lượng truy cập của độc giả trên Báo Ấp Bắc điện tử tăng cao. Các thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung đều được độc giả đặc biệt quan tâm theo dõi. Vì vậy, cũng không có gì khó hiểu khi các tin, bài liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19 luôn 'nóng' và có lượng truy cập rất cao.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đồng thời, nhằm đảm bảo không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, Chủ tịch UBND thị xã Cai Lậy Trần Văn Thức mới ký Quyết định số 2453/QĐ-UBND về việc phong tỏa toàn bộ xã Mỹ Hạnh Đông (thị xã Cai Lậy) từ 12 giờ trưa 13/6.
Hiện nay tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang diễn biến phức tạp. Cá biệt chỉ riêng 1 xã đã có 13 ca nghi nhiễm SARS-CoV-2, phải phong tỏa khẩn cấp toàn xã.
Đây là thông tin do đồng chí Trần Văn Thức, Chủ tịch UBND TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cung cấp. Đồng chí Trần Văn Thức cho biết, quyết định phong tỏa xã Mỹ Hạnh Đông xuất phát từ thực tế diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.