Nhớ mãi những người bạn Hungary

Gần 55 năm trôi qua, nhiều sự kiện không còn lưu trong tâm trí, nhưng kỷ niệm về chuyến tập huấn tại Hungary năm 1969 cùng đội Thể Công luôn khiến tôi xúc động và trân trọng.

'Cơn lốc đỏ' Thể Công - Viettel thời 4.0

Thời điểm kỷ niệm 70 năm thành lập Đoàn công tác Thể dục Thể thao Quân đội (1954 - 2024), cái tên Thể Công chính thức trở lại với bóng đá Việt Nam.

Một tượng đài trở lại

Ngày 23-9-1954, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định thành lập Đoàn công tác thể dục thể thao Quân đội, gọi tắt là Thể Công. Lúc đầu, Thể Công chỉ có 23 cán bộ, chiến sĩ kiêm nhiệm các vai trò huấn luyện viên (HLV), cầu thủ, thi đấu 3 môn thể thao được yêu thích nhất thời điểm đó là bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ.

Thể Công và trận bóng đá để đời - Bài 2: Cuộc lội ngược dòng ngoan cường

Bàn thắng của Ba Đẻn rút ngắn tỷ số xuống 1-2 giúp Đội bóng Thể Công có thế trận thăng hoa trong hiệp 2 trước đội tuyển Cuba. Điều không nhiều người nghĩ tới trước trận đấu là chiến thắng thì đã được những người lính Thể Công làm được bằng tinh thần thi đấu ngoan cường.

Thể Công và trận bóng đá để đời - Bài 1: Hữu nghị là quyết thắng!

Cứ mỗi dịp Quốc khánh, tôi lại nhớ tới trận bóng đá lịch sử với đội tuyển Cuba vào ngày 2-9-1970. Với tôi đó là trận đấu để đời. Đó cũng là trận đấu mà một cầu thủ trẻ như tôi được vinh dự khoác chiếc áo đỏ Thể Công thi đấu trận bóng đá quốc tế chính thức đầu tiên trong cuộc đời cầu thủ.

Trận giao hữu đặc biệt

Có rất nhiều trận đấu và giải đấu diễn ra nhân ngày Quốc khánh 2-9, nhưng có một trận đấu giao hữu cách đây 53 năm đã trở thành ký ức khó quên của những cựu cầu thủ nay đã ở tuổi thất thập cổ hy lai.

Nhà báo, tuyển thủ quốc gia Vũ Mạnh Hải

Tháng 11 năm 1967, thượng úy Ngô Xuân Quýnh, đại úy Nguyễn Văn Tiền, trung úy Nguyễn Minh Cảnh và trung úy Phùng Công Hùng dẫn 26 cầu thủ trẻ của Thể Công sang Triều Tiên tập huấn một năm.

Bóng đá Hải Phòng

Khi người Pháp sang Việt Nam, ngoài Nam Kỳ là xứ Tự trị và Bắc Kỳ cùng Trung Kỳ là xứ Bảo hộ, thì Hải Phòng lại là đất nhượng địa do người Pháp hoàn toàn cai quản.

Về lại tháng Tư

Những ngày mùa hạ tháng Tư luôn ở lâu bền trong ký ức tôi. Chắc bởi màu xanh của con sông, cơn gió Tây-Nam cứ quẩn quanh bên đời mình và thấp thoáng bóng người yêu thương. Bây giờ đã 47 năm nhưng tôi không thể nào quên khung cảnh làng quê Mai Xá những ngày tháng 4/1975 yên bình, đẹp đẽ.

Thể Công và Nguyễn Trọng Giáp

Thời Nguyễn Trọng Giáp còn thi đấu, mỗi khi thành lập đội tuyển Việt Nam, bao giờ cũng phải có tên Nguyễn Trọng Giáp.

Hình bóng Thể Công

Tối chủ nhật 8-11, khi V.League 2020 khép lại với chức vô địch thuộc về Câu lạc bộ (CLB) Viettel sau khi CLB này giành chiến thắng với tỷ số 1-0 trước CLB Sài Gòn, không chỉ có cầu thủ Viettel hay cổ động viên của CLB vui sướng. Người hâm mộ bóng đá Thủ đô cảm thấy ngất ngây, nhất là những người sinh ra từ những năm 1950, 1960, đơn giản bởi trong chiến thắng của Viettel người ta nhìn thấy bóng dáng của một thương hiệu lớn của bóng đá Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX - đội bóng đá Thể Công.

Trận đấu để đời

Anh em được đào tạo bài bản, được tập huấn ở CHDCND Triều Tiên một năm, sau đó nâng cao trình độ ở Hungary, lại được ăn ở, tập luyện, thi đấu bên nhau 10 năm có lẻ nên hiểu nhau đến mức, dù nhắm mắt cũng có thể biết đồng đội mình đang ở đâu.

Cuộc trở lại sau nửa thế kỷ

Văn Quyết, Quang Hải... sẽ là những cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu trên đất nước Triều Tiên sau... 51 năm.

Nhớ trận cầu lịch sử cách đây 49 năm

Cứ vào những dịp đại lễ, tôi lại nhớ tới trận thi đấu bóng đá lịch sử ấy. Với tôi đó là 'trận đấu để đời'!

AFC Cup: Đối diện với đội bóng áo lính Triều Tiên

Nếu CLB Hà Nội giành chiến thắng tại 2 trận chung kết (đi-về) liên khu vực AFC Cup với đội bóng 25.4 SC (Triều Tiên) thì họ sẽ gặp đội vô địch khu vực Tây Á. Nếu giành chiếng thắng trong trận chung kết (chỉ đá 1 trận) toàn châu Á thì họ sẽ bước lên ngôi vương châu Á.

Cuộc đời thủ môn Bùi Đức - Đức 'Ba Xương'

Để trở thành thủ môn chính của Thể Công, anh đã phải luyện tập gian khổ, say mê, không kể giờ giấc, nắng mưa. Hàng chục năm sau cánh con em sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu sống quanh Thành Hoàng Diệu vẫn nhắc lại hình ảnh giữa cái nắng chang chang trên sân Cột Cờ, thấy chú Bùi Đức có 2 cằm bạnh, đứng quay lưng vào phía trong cầu môn, khi nghe ông huấn luyện viên Liên Xô hô 'phải, trái' rồi sút bóng thì chú nhanh chóng quay người lại, tung mình, ôm gọn quả bóng.