Duy trì chất lượng bền vững để tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững thương hiệu quế Văn Yên (tỉnh Yên Bái) đang là thách thức không nhỏ đối với người trồng và chế biến quế nơi đây.
Ngày 27/6/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đối với 21 thầy, cô giáo trong cả nước. Cô giáo Vũ Thị Hạnh - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vinh dự được phong tặng danh hiệu cao quý này. Cô cũng là Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của ngành giáo dục tỉnh Yên Bái.
Là địa phương có sản phẩm nông nghiệp, nông thôn phong phú, đa dạng, Yên Bái đã, đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) và coi đây là mục tiêu có tính chiến lược, lâu dài nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn…
Quế là một trong 10 cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái, chiếm tới 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh. Với vùng nguyên liệu rộng trên 81.000 ha, cây quế những năm qua trở thành cây xóa nghèo, làm giàu cho nông dân tại nhiều địa phương.
Sáng ngày 1/12, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (Hà Nội) 'Tuần lễ giới thiệu hàng nông, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2023' do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái phối hợp cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc
Ngày 28/11, Sở Công Thương Yên Bái phối hợp với UBND huyện Văn Yên tổ chức Hội nghị thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu ngành quế tỉnh.
Tỉnh Yên Bái xác định thương mại điện tử là kênh thông tin quan trọng để đưa nông sản của bà con đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.
Huyện Văn Yên có diện tích quế nhiều nhất tỉnh và cũng lớn nhất cả nước với trên 52.000 ha. Nếu như vụ quế năm ngoái vào thời điểm từ tháng 8 trở đi, khắp các đồi nương người dân tấp nập khai thác quế, thương lái khắp mọi nơi đến tìm mua thì năm nay cảnh tượng rất vắng lặng.
Xác định thương mại điện tử là kênh thông tin quan trọng để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, với vai trò thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', thời gian qua, Sở Công Thương không ngừng nỗ lực triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử (TMĐT) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch TMĐT.
Bằng cách thay đổi tư duy canh tác từ truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sản xuất an toàn theo các tiêu chuẩn, Yên Bái không những đã hình thành được các vùng chuyên canh hàng hóa theo chuỗi giá trị mà còn xây dựng được thương hiệu trên thị trường cũng như lòng tin trong người tiêu dùng.
Những thành quả đã đạt được từ Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) trên địa bàn huyện Văn Yên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Yên Bái hiện có 10 sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, nhất là Anh quốc, gồm: trà quế, chè xanh, trà Shan tuyết, miến đao, quế...
Đồng bào dân tộc thiểu số người Dao ở huyện Văn Yên (Yên Bái) vốn có truyền thống lâu đời gắn bó với cây quế. Xưa kia bà con trồng quế để làm gia vị món ăn, làm dược liệu và là một trong những vị không thể thiếu trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngày nay, khi đã được nhiều người biết đến với nhiều nghiên cứu, chế biến chuyên sâu... cây quế đang trở thành cây giảm nghèo cho bà con nơi đây.
Với việc thực hiện tốt cung ứng chuỗi dịch vụ, tiêu thụ nông sản nói chung, cây quế nói riêng, các HTX trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đang tạo được vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô, sản lượng đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Văn Yên là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Yên Bái. Đóng góp cho thành quả này không thể không nhắc đến việc phát triển thành công cây Quế đặc sản. Quế Văn Yên không chỉ nổi tiếng cả nước về diện tích, hàm lượng tinh dầu mà còn góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo của một huyện vùng cao của núi rừng Tây Bắc. Ghi nhận của Truyền hình Thông tấn - VNews.
Trong khuôn khổ Lễ hội Quế Văn Yên lần thứ IV năm 2022, tối 14/10, huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức hoạt động diễu diễn 'Người Dao xuống phố' với sự tham gia của 555 nghệ nhân và nhân dân là dân tộc Dao trắng, Dao đỏ, Dao tuyển và các dân tộc khác của huyện Văn Yên. Đây là lần đầu tiên Văn Yên tổ chức hoạt động diễu diễn đường phố.
Doanh thu từ hơn 600 - 800 tỷ đồng, cùng với đó là hàng vạn người dân ở địa phương có việc làm và thu nhập ổn định nhờ cây quế.
Lễ hội Quế Văn Yên (Yên Bái) là hoạt động tổ chức thường niên nhằm mục tiêu đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm quế của huyện đến bạn bè khắp mọi miền Tổ quốc. Đồng thời, bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của người Dao đỏ gắn với cây quế để phục vụ phát triển du lịch.
Bộ Công Thương đã liên hệ với các địa phương, hiệp hội đề nghị lựa chọn, giới thiệu chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể được bảo hộ tại địa phương, đồng thời cung cấp thông tin liên quan và phối hợp thực hiện tuyên truyền quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể ở nước ngoài.
Quế Văn Yên của tỉnh Yên Bái là một trong 'tứ bảo đông y' và là nguyên liệu mỹ phẩm, gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn. Huyện Văn Yên hiện có gần 50.000ha diện tích đất trồng quế.
Cùng với số lượng chỉ dẫn địa lý (CDĐL), những năm gần đây, giá bán các sản phẩm sau khi CDĐL được bảo hộ cũng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc bảo hộ CDĐL mà không thực hiện các hoạt động quảng bá thì việc khai thác thương mại sản phẩm được bảo hộ sẽ không mang lại hiệu quả.
Giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Yên Bái sẽ chi 3 tỷ đồng hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 6 sản phẩm đặc sản địa phương.
Tối 11/10, tỉnh Yên Bái đã tổ chức khai mạc Lễ hội quế lần thứ 3 năm 2019 với chủ đề 'Quế Văn Yên - Khát vọng vươn xa'. Tới dự lễ khai mạc có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo người dân và du khách.
Một năm hai vụ, bà con người Dao ở huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) thu hàng trăm triệu nhờ tham gia vào chuỗi sản xuất quế sạch được chứng nhận, giá bán cao gấp 1,5 lần so với bên ngoài, sản phẩm được xuất khẩu sang các nước châu Âu. Câu chuyện 'bóc vỏ cây lấy tiền' tưởng như đùa đã biến người dân vùng cao thành những triệu phú làm nông nghiệp xanh.
Theo Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Yên Bái năm 2019, tỉnh Yên Bái dự kiến tổ chức nhiều hoạt động lễ hội văn hóa - du lịch, Cụ thể như sau: