Ngày 06/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều (gọi tắt là Nghị định 66).
Ông Bùi Văn Lâm (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết quy định pháp luật về nhiệm vụ của Quỹ phòng, chống thiên tai (PCTT)?
Ngày 01/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2021/NĐ-CP về việc thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT). Đây là một văn bản pháp lý quan trọng giúp công tác PCTT ngày càng hiệu quả và kịp thời hơn trong tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa to đến rất to liên tục trong nhiều ngày, tạo ra các loại hình thiên tai như lũ, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún, sạt lở bờ sông. Đặc biệt, với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, kết hợp với hệ thống sông, suối ngắn, dốc và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong tỉnh thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn diện rộng, mưa đá, dông lốc, lũ quét, ảnh hưởng lớn đến đời sống của Nhân dân, tàn phá nhiều nhà ở, diện tích sản xuất, các công trình.
Nguồn lực từ Quỹ Phòng chống thiên tai có ý nghĩa quan trọng để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, giúp giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.
Ngày 8/7, đồng chí Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai làm việc với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Sơn La. Dự cuộc làm việc có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN; lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.
Công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc trong cả xây dựng thể chế, xây dựng hạ tầng và nâng cao ý thức của mỗi người dân.
Được thành lập năm 2016, Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) Hà Nội có chức năng tiếp nhận, quản lý kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Những năm qua, nguồn quỹ đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác PCTT trên địa bàn TP.
Ngày 14-9, UBND tỉnh có quyết định chi từ nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh số tiền 90 triệu đồng để Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh in ấn tờ rơi tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCTT cho các địa phương và trường học trên địa bàn tỉnh năm 2020.
chủ động đối phó với thiên tai bất thường có thể xảy ra, các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển khai, thực hiện phương châm 'Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở' nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngày 8-7, Đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) Trung ương do Thiếu tướng Lương Quang Cương, Phó Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ - Bộ Tổng tham mưu làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh. Tham dự có Đại tá Nguyễn Văn Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT và một số đơn vị liên quan.
Chiều 28-5, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc thành lập Quỹ Phòng chống thiên tai (PCTT) Trung ương để tiếp nhận hỗ trợ trực tiếp nước ngoài và điều tiết từ Quỹ PCTT cấp tỉnh là cần thiết. Dự thảo Luật đã quy định rõ về nguồn thu của Quỹ PCTT Trung ương, của cấp tỉnh; việc điều tiết giữa Quỹ PCTT trung ương với các Quỹ PCTT cấp tỉnh; giữa các Quỹ PCTT cấp tỉnh; nguyên tắc hoạt động của Quỹ PCTT...
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1482/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Sáng 22-4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Việc hình thành Quỹ phòng, chống thiên tai ở cấp Trung ương là cần thiết. Tuy nhiên, dự luật phải quy định rõ ràng về quản lý thu-chi.
Cần thiết thành lập Quỹ phòng phòng, chống thiên tai Trung ương, đồng thời đánh giá lại hiệu quả hoạt động thu, chi của Quỹ PCTT tại các địa phương; quy định về việc vận đông, tiếp nhận nguồn hỗ trợ để thống nhất đầu mối, tránh chồng chéo là những nội dung được các Ủy viên Ban Thường Vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống thiên tai và Luật Đê điều. Nhiều ý kiến cũng bày tỏ băn khoăn sẽ gia tăng biên chế nếu thành lập Bộ phận chuyên trách tham mưu cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tại cấp tỉnh
Theo nhận định của Tổng cục Khí tượng - Thủy văn và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, tình hình xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020 ở mức sớm và nặng hơn so với trung bình nhiều năm. Tại Long An, hạn, mặn gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân: Hơn 8.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, hàng ngàn hécta cây trồng thiếu nước tưới, hàng trăm hécta lúa mất trắng. Bên cạnh đó, nắng hạn gây sạt lở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.Trước tình hình trên, chính quyền và ngành chức năng tỉnh triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) tỉnh Thanh Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18-1-2016, nhằm huy động các nguồn lực xã hội, tiếp nhận nguồn kinh phí điều chuyển theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài phục vụ cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đối tượng, mức đóng góp cụ thể như sau:
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với tờ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cần có Quỹ Phòng chống thiên tai ở Trung ương để tiếp nhận nguồn lực quốc tế và điều tiết nguồn lực giữa các Quỹ trong nước cho công tác phòng chống thiên tai.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Quỹ Phòng chống rủi ro thiên tai (PCRRTT) chưa phát huy tác dụng như kỳ vọng đã bộc lộ nhiều bất cập, tạo sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, chưa thật minh bạch. Tính đến 6/2019, gần 1.450 tỷ đồng của Quỹ đang bị 'đóng băng', gây lãng phí lớn.
Trong văn bản góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – đại diện cộng đồng doanh nghiệp - đề xuất nghiêm túc đánh giá lại hiện trạng, hiệu quả và hệ quả của chính sách Quỹ phòng, chống thiên tai và bãi bỏ chính sách này trong Luật Phòng, chống rủi ro thiên tai.
Thực hiện Luật Phòng chống thiên tai (PCTT), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17-10-2014 (sau đây viết là Nghị định 94) quy định về thành lập và quản lý Quỹ PCTT. Tính đến nay, đã có 61/63 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ PCTT và cơ quan quản lý quỹ PCTT cấp tỉnh. Đã tiến hành thu quỹ, tổng kinh phí đã thu được là 2.360 tỷ đồng, trong đó TP Hồ Chí Minh là đơn vị có số thu cao nhất đạt trên 492 tỷ đồng/năm; các tỉnh, thành phố khác phổ biến ở mức thu từ 20-50 tỷ đồng/năm.