UBND TP Đà Nẵng có kế hoạch dự kiến trong quý I/2024 sẽ họp bàn với lãnh đạo Bộ GTVT các bước triển khai cụ thể nhằm tạm thời di dời ga đường sắt Đà Nẵng ra khỏi trung tâm TP trong giai đoạn chờ thực hiện theo đúng quy hoạch.
Thay vì hợp tác PPP truyền thống, để đáp ứng lượng vốn khổng lồ, mô hình PPP++ được Tập đoàn Đèo Cả áp dụng nhằm đa dạng hóa nguồn vốn huy động.
Ngày 1/3, tại TP. HCM, Tập đoàn Đèo Cả tổ chức Hội nghị 'Tiềm năng và cơ hội đầu tư hạ tầng giao thông theo mô hình PPP++' nhằm nhận diện, thảo luận tiềm năng, cơ hội của các nhà đầu tư giao thông thông qua mô hình này.
Lần thứ hai kể từ năm 2021, tỉnh Phú Yên lại tiếp tục kiến nghị cập nhật tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột nối Phú Yên với Đắk Lắk cũng như kết nối các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với khu vực Tây Nguyên vào Quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam.
Dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Sài Gòn – Cần Thơ vừa được lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đề xuất sẽ kéo dài đến các địa phương trong vùng, nhằm kết nối thông suốt từ TP.HCM đi các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và xuyên biên giới...
Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND 6 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ đi qua cho ý kiến về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án khoảng 9 tỷ USD này. Trong đó, đưa ra ý kiến thông nhất về hướng tuyến, quy mô, diện tích các nhà ga, diện tích quỹ đất phát triển đô thị...
Ngày 4/4, Sở GTVT Đà Nẵng cho biết, hiện nay BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng đang chỉ đạo, phối hợp tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án làm cơ sở kêu gọi đầu tư, tìm kiếm nguồn kinh phí triển khai dự án dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị.
Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, năm 2023, có 6 dự án nâng cấp hạ tầng đường sắt được dự kiến khởi công xây lắp với tổng số vốn đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng.
Theo các tài liệu lịch sử, đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho dài 70km cũng là đường sắt đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương, bắt đầu hoạt động ngày 20-7-1885. Sau 83 năm ghi dấu sự tồn tại của mình, vì nhiều lý do, chuyến xe lửa cuối cùng của miền Tây đã ngừng hoạt động từ năm 1958. Và cho đến nay tuyến đường sắt duy nhất còn vắng bóng ở ĐBSCL - vùng kinh tế nông nghiệp, thủy sản lớn nhất nước.
Dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM – Cần Thơ mới đây tiếp tục được đề xuất nghiên cứu, xây dựng với vận tốc 190 km/h đối với hành khách và 120 km/h đối với tàu hàng hóa. Tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 9 tỷ USD (khoảng 213.948 tỷ đồng)...
Việc điều chỉnh hướng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ đi theo đường Vành đai 3 sẽ rất thuận lợi cho giải phóng mặt bằng, vừa phát triển vùng đô thị xung quanh.
Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Cty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Cty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long... sẽ phải di dời khỏi nội đô trong vòng 5 năm tới.
Trong 5 năm tới, nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có vị trí 'đất vàng' ở Hà Nội phải di dời ra khỏi khu vực nội thành.
Trong quy hoạch đường sắt, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là cơ sở công nghiệp đường sắt nhằm mục tiêu nâng cấp sửa chữa cải tạo đóng mới metro, toa xe.
UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch, trong đó có cơ sở nhà đất Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.
ĐBSCL được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng phát triển nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng. Một trong những nguyên nhân là không có hệ thống giao thông kết nối giữa vùng này với TP.HCM và Đông Nam bộ. Do đó, việc hình thành tuyến đường sắt kết nối TP.HCM – Cần Thơ là vấn đề cấp thiết.
Ngày 12/5, tại buổi làm việc về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ, đại diện liên danh tư vấn dự báo đến năm 2050 lưu lượng hành khách trên tuyến hành lang này sẽ đạt 22 triệu lượt/năm và hàng hóa sẽ đạt 40 triệu tấn/năm.
Dựa trên dự báo lưu lượng hàng hóa và hành khách, liên danh tư vấn kiến nghị đầu tư dự án đường sắt TPHCM – Cần Thơ sau năm 2030. Tuy nhiên, TP Cần Thơ kiến nghị nên đầu tư dự án này trước năm 2030.
Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VRN) cho biết, đơn vị vừa đề xuất 5 nhóm giải pháp cấp bách và 2 nhóm giải pháp dài hạn nhằm thúc đẩy, nâng cao năng lực, tổ chức hiệu quả tuyến vận tải đường sắt đến châu Âu và ngược lại, cũng như với Trung Quốc.
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và hàng hóa sang Trung Quốc cần sớm chuyển sang xuất khẩu chính ngạch để rút ngắn thủ tục, thời gian thông quan hàng hóa được vận chuyển đường sắt liên vận.
Cục Đường sắt VN đề xuất lập quy hoạch chi tiết các ga đường sắt để quản lý đất, kêu gọi xã hội hóa đầu tư.