Kịp thời giải ngân cho hộ nghèo, cận nghèo vay vốn

Trong 6 tháng đầu năm 2024, NHCSXH triển khai chính sách đến các đối tượng thụ hưởng góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đầu tư tín dụng ưu đãi các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nguồn vốn chính sách: Đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân

Trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã mang lại hiệu quả rất tích cực đối với tỉnh Đắk Lắk. Từ chủ trương này, các chương trình tín dụng chính sách xã hội được triển khai hiệu quả, giúp người dân địa phương được tiếp cận nguồn vốn chính sách để phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tạo việc làm, vươn lên làm ăn thoát nghèo bền vững.

Đảm bảo an sinh xã hội từ hoạt động tín dụng chính sách xã hội

10 năm qua (2014-2024), hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn Đồng Nai, đặc biệt là thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH (Chỉ thị 40) đã đạt được nhiều thành tựu, kết quả tích cực. Qua đó đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Nguồn vốn tín dụng chính sách: 'Điểm tựa' phát triển sinh kế

Những năm qua, nhờ sự quan tâm triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội kịp thời nên Sóc Trăng thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.

Nhiều hộ dân tại Sóc Trăng thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ cơ sở

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi kinh tế xã hội, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã được tiếp cận nguồn vốn kịp thời. Từ đó, ổn định sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên và thoát nghèo bền vững.

Bài cuối: Không chủ quan với 'chiến thắng'

Nhìn lại cả chặng đường hơn chục năm thực hiện việc củng cố nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, mới thấy diện mạo làng quê của 13 tỉnh Tây Nam Bộ đã thực sự đổi khác. Sự thay đổi không chỉ hiển hiện ở bề ngoài với kết cấu hạ tầng, đời sống, thu nhập, mà quan trọng hơn cả là tư duy, cách nghĩ, cách làm của cán bộ và nhân dân đã bắt kịp xu thế phát triển… . 'Tuy nhiên, đây mới chỉ là 'thắng trận đầu', phía trước còn đầy rẫy khó khăn, không cho phép người trong cuộc được lơ là, chủ quan' - Tổng giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng nói.

Nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng

Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị liên quan đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả nên việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng từng bước được cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Long Phú.

Dòng vốn chính sách vẫn bền bỉ tuôn chảy hỗ trợ người dân

Trong bối cảnh nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn cả từ các yếu tố bên trong và bên ngoài, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam vẫn thực thi các giải pháp có hiệu quả, duy trì cho dòng vốn tín dụng chính sách bền bỉ lan tỏa vào nền kinh tế, đến được đúng các đối tượng cần hỗ trợ, đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội.

Tín dụng chính sách hỗ trợ người dân giảm nghèo

Năm 2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk thực hiện triển khai hoạt động cho vay tín dụng chính sách đến 184/184 xã; ưu tiên các đối tượng hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách tiếp cận được nguồn vốn, góp phần thực hiện giảm nghèo đa chiều, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, từng bước tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt, khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội, hỗ trợ phụ nữ sản xuất, kinh doanh

Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương tại Hội nghị giao ban ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với các tổ chức chính trị - xã hội năm 2023.

Phát huy tính ưu việt của tín dụng chính sách xã hội

Thời gian qua, thực hiện Nghị định số 78/2002/ NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác (Nghị định 78), tỉnh Quảng Trị đã thu được nhiều kết quả nổi bật, từng bước khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một trong những 'trụ cột' của hệ thống chính sách giảm nghèo, là công cụ, giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoàn thành kế hoạch tín dụng chính sách cho chương trình phục hồi kinh tế - xã hội

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã họp phiên thường kỳ quý IV/2023 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH.

Năm 2023: Trên 39.000 hộ nghèo, đối tượng chính sách vay vốn tín dụng

Chiều ngày 10/1, ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

NHCSXH triển khai nhiệm vụ năm 2024

NHCSXH vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2024. Bí thư Đảng ủy NHCSXH, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được triển khai trực tuyến đến các điểm cầu tại NHCSXH các tỉnh, thành phố và cấp huyện.

Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024

Trong năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ưu tiên bố trí bổ sung nguồn vốn ngân sách, góp phần triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp tại Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030.

Nguồn vốn tín dụng chính sách tăng 17% trong năm 2023

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến 31/12/2023 đạt trên 346 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 49 nghìn tỷ đồng (17%).

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

Ngày 3/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) tỉnh tổ chức Phiên họp đánh giá kết quả hoạt động của Ban đại diện HĐQT và NHCSXH Thanh Hóa năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì Phiên họp.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bài cuối: Từng bước vực dậy Giang Ly

Mọi nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp; của NHCSXH tỉnh Khánh Hòa trong việc tăng cường hiệu quả tín dụng chính sách xã hội đã bắt đầu đơm hoa, kết trái. Giang Ly là một ví dụ. Nhận thức của đồng bào nơi đây đã thay đổi; đời sống người dân đã bắt đầu khởi sắc và cải thiện từng ngày…

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2023

Sáng 24/10, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023.

Doanh số cho vay các chương trình ủy thác đạt hơn 1.100 tỷ đồng

Chiều 17/10, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh tổ chức hội nghị giao ban hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị-xã hội quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV/2023.

An Giang đẩy mạnh tín dụng chính sách phục vụ người dân

Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh An Giang đã dồn lực tập trung giải ngân kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng....

Phát huy hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách trong xóa đói, giảm nghèo

Loay hoay với đủ thứ nghề, làm cả những công việc nặng nhọc như phụ hồ, nhưng đời sống kinh tế gia đình vẫn không khá lên được, khi sức khỏe đã đi xuống ngược chiều với tuổi tác, anh Đặng Minh Dũng (ấp Tân Tiến, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh) quyết định chuyển đổi nghề. Tìm hiểu, lựa chọn, anh đi đến quyết định chuyển sang chăn nuôi dê, vừa không nặng nhọc, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc 'vắt sức' phụ hồ.

Ngày này năm xưa 28/9: Ban hành hướng dẫn chỉ tiêu về cụm công nghiệp

Ngày này năm xưa 28/9, Bộ Công Thương hướng dẫn chỉ tiêu về cụm công nghiệp thuộc tiêu chí kinh tế trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Các ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh trong quản lý, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội.

Dòng vốn tín dụng chính sách lan tỏa trong cộng đồng xã hội

Từ đầu năm 2023 đến nay, nền kinh tế đối diện nhiều khó khăn thách thức, trong đó có những tác động từ yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chính sách thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) vẫn diễn ra thông suốt, đưa dòng tín dụng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, góp phần giảm bớt khó khăn chung cho nền kinh tế, đặc biệt hỗ trợ trực tiếp cho các thành phần yếu thế trong xã hội…

Phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong công cuộc giảm nghèo ở huyện A Lưới

Nhiều năm qua, nguồn vốn vay tín dụng chính sách đã mang lại sinh kế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời góp phần ngăn chặn các tệ nạn cho vay nặng lãi, tín dụng 'đen', giúp đảm bảo an sinh, trật tự và an toàn xã hội tại huyện miền núi A Lưới tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Đồng hành cùng A Lưới thoát nghèo

Ngày 18/8, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam-Dương Quyết Thắng cùng đoàn công tác đã có buổi kiểm tra chất lượng tín dụng tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới.

Cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng

Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Hơn 351.000 khách hàng được vay vốn chính sách trong 6 tháng đầu năm 2023

Tính đến hết tháng 6/2023, toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giải ngân được trên 19 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3 nghìn tỷ đồng so với năm 2022, với 351 nghìn khách hàng được vay vốn.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Trong chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An có buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

16.400 tỷ đồng được giải ngân như nào trong chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế?

Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Tính đến hết tháng 3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) đã giải ngân được 16.400 tỷ đồng cho hơn 332.000 lượt khách hàng vay vốn.

VBSP giải ngân 16.400 tỷ đồng hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Tính đến hết tháng 3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) đã giải ngân được 16.400 tỷ đồng cho hơn 332.000 lượt khách hàng vay vốn nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Giải ngân vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đạt 16.024 tỷ đồng

Năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã thực hiện giải ngân vốn tín dụng chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đạt 16.024 tỷ đồng.

Triển khai giải ngân các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP

Chiều 15/02, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai giải ngân các chính sách tín dụng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ năm 2023.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ

Chiều 15/2, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình có các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh.

Nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt năm bản lề 2023 của NHCSXH

Phát huy kết quả đạt được năm 2022, trong năm 2023, năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, NHCSXH tập trung tham mưu các ban, bộ, ngành và chính quyền địa phươngthực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt để chủ động về nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Tăng cường phối hợp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đưa ra nhiều giải pháp thực hiện hoạt động ủy thác đối với các tổ chức Chính trị - xã hội trong năm 2023 nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách để phát triển sản xuất kinh doanh.