Hiếu Văn Ngư hiểu đơn giản là con cá ham tìm hiểu về văn hóa. Con cá có tính động, thể hiện khát vọng của nhóm là người Việt Nam nên hiểu rõ văn hóa Việt Nam để có thể tự tin đi ra thế giới.
Chương trình 'Nghệ thuật hát bội' diễn ra tại Rạp Thủ Đô (Q. 5, TP. HCM) tổ chức vào tối 11/9, đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của các bạn trẻ. Đây là tín hiệu tích cực, thể hiện sự quan tâm của người trẻ đối với loại hình nghệ thuật có giá trị văn hóa cao.
Mức độ tham gia các thiết chế văn hóa phản ánh nhu cầu tinh thần và tầm mức văn hóa của người dân ở một đô thị
Tối 14/6, tại rạp Thủ Đô, nhóm Hiếu Văn Ngư (Cultura Fish) và Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội Thành Phố Hồ Chí Minh ra mắt chuỗi chương trình hè tìm hiểu về nghệ thuật hát bội Việt Nam dành cho khán giả yêu mến diễn xướng truyền thống với tên gọi 'Ca biện phấn hành'.
Hàng năm, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM có lịch diễn dày đặc, nhất là vào mùa hát chầu lễ Kỳ Yên, trong tháng 2, tháng 3 âm lịch và đợt hai vào tháng 10, tháng 11 âm lịch. Các nghệ sĩ cũng được ca diễn trong các suất hát theo kế hoạch của Sở VH-TT TPHCM và trong một số chương trình phục vụ dịp lễ tết. Nhưng bao nhiêu đó thực sự chưa đủ…
Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM vừa ra mắt vở hát bội Chiếc áo thiên nga (tác giả Lê Duy Hạnh, chuyển thể NSƯT Hữu Danh, đạo diễn Đông Hồ, cố vấn nghệ thuật NSND Trần Ngọc Giàu).
'Hát bội làm tội người ta/Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con'. Câu ca dao xưa nhằm chỉ cái hay, cái đẹp của hát bội mê hoặc khán giả đến nỗi chồng phải bỏ vợ, mẹ phải bỏ con để mau mau ra đình làng coi tuồng. Nay, câu ca dao ấy vẫn đúng, nhưng đúng ở chiều hướng ngược lại: hát bội khiến khán giả ngán ngẩm, khó hiểu còn nghệ sĩ thì sống lay lắt...
Từ nhỏ, Bảo Châu đã mê ca hát, nhảy múa và sớm bộc lộ khả năng cảm thụ tốt những giai điệu, lời ca. Nhà cạnh rạp Long Phụng nên ngoài giờ đi học, phụ mẹ bán quán, Bảo Châu thường xuyên vô rạp để xem các cô chú nghệ sĩ tập tuồng hát bội.