Theo GfK, niềm tin của người tiêu dùng Đức đã tăng 3,7 điểm trong tháng Hai, tuy nhiên chỉ số này vẫn ở 'mức rất thấp' và những tháng tới sẽ vẫn 'khó khăn' đối với nền kinh tế hàng đầu châu Âu.
Có lẽ chưa khi nào thuật ngữ 'khủng hoảng' lại phổ biến như năm 2022. Khủng hoảng len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống và hầu như ở mọi lục địa đều cảm nhận được rất rõ ý nghĩa của từ này. Trong đó, có một nguyên nhân quan trọng là lạm phát phi mã. Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2022, lạm phát đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, tác động đến 100% các nước phát triển, 87% các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy chi phí mua nhiên liệu lên cao và khiến cho tình trạng lạm phát ở Đức vốn đã cao lại càng cao hơn.
Kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu thị trường của Đức công bố ngày 27/7 cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Đức đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine, khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế.
Kết quả khảo sát của công ty cung cấp dữ liệu GfK cho thấy tâm lý người tiêu dùng tại Đức đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine khiến lạm phát tăng mạnh.
Lạm phát tại Đức đã tăng lên 7,9% trong tháng Năm, mức cao nhất kể từ năm 1990 và cũng vượt xa mục tiêu 2% của nhiều ngân hàng trung ương.
Tăng trưởng dự kiến yếu hơn ở châu Âu và Mỹ, cùng với lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc được xem là những yếu tố bất lợi làm tăng nguy cơ suy thoái toàn cầu trong bối cảnh lạm phát gia tăng và xung đột tại Ukraine.