Nâng cao đời sống văn hóa cho người dân nông thôn

Cùng với phát triển kinh tế, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa là vấn đề được đặt ra trong suốt quá trình Hà Nội triển khai xây dựng nông thôn mới.

Lễ hội truyền thống đình làng Vĩnh Trụ và đón Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh Văn từ Vĩnh Trụ

Ngày 24/2 (tức 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban quản lý di tích cùng cán bộ và nhân dân thị trấn Vĩnh Trụ (Lý Nhân) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đình làng và đón Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh Văn từ đình Vĩnh Trụ.

Hà Nam khai hội lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương

Tối 17/2 (mồng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tổ chức khai hội lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Khai hội Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương xuân Giáp Thìn 2024

Tối ngày 17/2 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương, UBND huyện Lý Nhân phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương và nhân dân huyện Lý Nhân long trọng tổ chức Khai hội Lễ phát lương Đức Thánh Trần đền Trần Thương xuân Giáp Thìn năm 2024.

Nét quyến rũ của hồ nước, cây xanh

Với bề dày truyền thống hơn 1000 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội ngày nay đã tiếp nhận, chắt lọc những tinh túy nhất để tạo nên một bản sắc văn hóa rất riêng, tạo ấn tượng đặc biệt với bất kỳ ai từng đặt chân đến.

Định vị dòng chủ lưu trong văn hóa Hà Nội

Nói về thành tựu sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, nhiều người phấn khởi nhắc đến những dấu ấn của chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Lễ hội văn hóa Ẩm thực Hà Nội chính thức khai mạc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông

Tối 1/12, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023. Tới dự có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà và đại diện lãnh đạo bộ, ngành của Hà Nội.

Đặc sắc chương trình khai mạc Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2023

Tối 1/12, tại tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023.

Khai mạc Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023

Tối 1/12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023. Dự Lễ hội có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Hà Nội nghiên cứu đề xuất một số sân bay lưỡng dụng trong thành phố

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, Hà Nội cần nghiên cứu đề xuất một số sân bay lưỡng dụng để tạo cực tăng trưởng mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội:Khai thác điều kiện tự nhiên gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được trình xin ý kiến tại Hội nghị lần thứ mười bốn, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Hà Nội kiên định phát triển 2 thành phố trực thuộc và 5 trục phát triển

Hà Nội kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển; kết hợp với đầu tư xây dựng sân bay quốc tế thứ 2.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Hà Nội kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Hà Nội kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc và 5 trục phát triển, kết hợp với đầu tư xây dựng sân bay quốc tế thứ 2…

Sông Hồng là không gian điểm nhấn, biểu tượng của Thủ đô

Các đại biểu đề xuất xác định Trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn, biểu tượng của Thủ đô.

Xây dựng ngay chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết

Sáng 24-11, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ mười bốn Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo, các cấp, các ngành chủ động bắt tay ngay vào xây dựng các chương trình, kế hoạch để sớm triển khai thực hiện.

Xác định sông Hồng là trục không gian văn hóa sáng tạo

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, xác định trục không gian sông Hồng phát triển là không gian xanh, trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Chuẩn bị cho Thủ đô phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội kỳ họp thứ 14 đã đánh giá về những khó khăn, thách thức của năm 2023, cùng với những chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2023 đã đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Sau một ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII đã thống nhất, biểu quyết thông qua Nghị quyết với những nội dung nổi bật.

Xây dựng Thủ đô là thành phố kết nối toàn cầu, chất lượng cuộc sống cao

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 xây dựng Thủ đô trở thành thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống cao.

Đề xuất 9 định hướng mới tại Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, tại Hội nghị lần này, Ban Cán sự đảng UBND thành phố báo cáo, xin ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về kết quả nghiên cứu, lập Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, trước khi trình HĐND thành phố xem xét thông qua.

Nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô

Các đại biểu đã thảo luận định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm, các thành phố phía Bắc, phía Tây, nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô.

Đánh giá đúng thực trạng để đưa ra quyết sách phát triển bền vững Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội diễn ra chiều 23/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, năm 2023, Hà Nội đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng như cả nước, Hà Nội đang phải đương đầu với nhiều vấn đề lớn, dự báo nhiều khó khăn, thách thức; khả năng huy động nguồn lực cho phát triển là khó khăn.

Nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu định hướng các trục không gian của thành phố và sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô.

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp bàn 8 nội dung quan trọng

Chiều 23-11, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ mười bốn xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng, trong đó có Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, các chương trình, kế hoạch năm 2024 và dự thảo Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Bí thư Hà Nội: Nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai vùng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu định hướng các trục không gian của thành phố, định hướng sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ 14

Chiều 23/11, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ TP (khóa XVII).

Thảo luận nhiều nội dung quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô

Chiều 23/11, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 14 xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.

Văn học, nghệ thuật góp phần xây dựng người Thủ đô phát triển toàn diện

Ngày 29/8, Thành ủy Hà Nội tổ chức Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa X) về 'Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới'. Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện những kết quả đạt được trên tất cả lĩnh vực; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp; kiến nghị, đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý những vấn đề bức xúc, nhạy cảm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

Hòa nhịp văn hóa Thăng Long và xứ Đoài - Bài 1: Gìn giữ bản sắc hai vùng văn hóa cổ

Khu vực Hà Nội cũ với đặc trưng của văn hóa Thăng Long và khu vực Hà Nội mở rộng với đặc trưng văn hóa xứ Đoài, là hai vùng đất cổ giàu bản sắc văn hóa với hệ thống di tích dày đặc, nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể, tập quán sinh hoạt văn hóa đa dạng. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có cả vùng văn hóa trấn Sơn Nam Thượng và một phần vùng văn hóa Kinh Bắc.

Giữ không gian văn hóa nông thôn trong dòng chảy hiện đại

Nông thôn Hà Nội hội tụ đủ văn hóa xứ Đoài, Sơn Nam Thượng, Kinh Bắc..., chất chứa nét đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng. Giá trị văn hóa làng, xã với những thực thể rõ nét như đình, chùa, miếu mạo… hay những nét đẹp từ phong tục, tập quán, tín ngưỡng đã hòa quyện vào văn hóa Thăng Long - Hà Nội, tạo nên một nền văn hóa đa sắc với hồn cốt, phong cách riêng, được ghi nhận và tôn vinh...

Làm giàu thêm văn hóa Thăng Long-Hà Nội

Với việc mở rộng địa chính Thủ đô, Hà Nội ôm trọn hai vùng văn hóa lớn: văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài. Ngoài hai dòng chủ lưu ấy, còn có một phần văn hóa Kinh Bắc, văn hóa Sơn Nam Thượng. Đó là một kho tàng văn hóa khổng lồ, từ hệ thống di tích cho tới các loại hình diễn xướng dân gian, lễ hội, phong tục tập quán...

Hội tụ nguồn lực để kiến tạo phát triển: Nguồn lực quan trọng góp phần phát triển bền vững Thủ đô

Kể từ khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô có hiệu lực (ngày 1-8-2008), Hà Nội không chỉ có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước mà còn đứng đầu về số lượng di sản văn hóa. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể này là nguồn lực quan trọng phục vụ sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hội tụ nguồn lực để kiến tạo phát triển: Không gian sáng tạo - tìm chìa khóa trong vốn cổ cha ông

Vừa tiếp nhận vừa lan tỏa, 15 năm qua, văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài - Sơn Nam Thượng không ngừng hội tụ, lan tỏa. Đặc biệt, với lợi thế to lớn của mảnh đất 'trăm nghề'

Hội tụ nguồn lực để kiến tạo phát triển: 'Nước đi ra bể lại mưa về nguồn'

Câu thơ của thi sĩ xứ Đoài Tản Đà nhắc nhớ tâm thức về nguồn của đời người, cũng như của nước non trong hành trình sống không ngừng kết nối hôm qua - hôm nay.

Văn học, nghệ thuật Thủ đô: Hợp dòng tỏa rạng, vươn xa

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Thủ đô rộng lớn đã ôm trọn trong mình thế mạnh của hai vùng văn hóa lớn là Thăng Long và Xứ Đoài, cùng một số vùng phụ cận.

Nền tảng văn hóa được bảo tồn và phát huy

Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, văn hóa Thủ đô ngày càng trở nên đặc sắc, phong phú cả bề rộng lẫn chiều sâu với sự hòa nhập giữa văn hóa Thăng Long và các vùng văn hóa xứ Đoài, xứ Đông, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng… Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã và đang hội nhập, dung hòa, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của Thăng Long - Hà Nội thời kỳ mới.

Di tích quốc gia đình Vĩnh Trụ

Đình Vĩnh Trụ tọa lạc trên địa phận xóm 1, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, được công nhận Di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Ngày 22/12/2022, UBND tỉnh Hà Nam công nhận Khu di tích lịch sử, văn hóa đình Vĩnh Trụ là điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Những người con Vĩnh Trụ hôm nay, dù đang công tác, sinh sống ở đâu trên mọi miền Tổ quốc, đều mang trong mình sự tự hào và ý thức giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, lễ hội truyền thống địa phương.

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Tham luận tại Hội thảo khoa học 'Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô 'Văn hiến - Văn minh - Hiện đại', GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.

Xuân về mang niềm hy vọng mới!

Một mùa xuân mới đã về trên dải đất hình chữ S. Khí xuân tràn khắp Thăng Long - Hà Nội, đất văn hiến ngàn đời, nơi hội tụ, kết tinh những giá trị văn hóa của đất nước và nhân loại. Tết đến, xuân về mang theo niềm vui và nhân lên hy vọng tốt lành trong mỗi người dân nước Việt.

Ghé Xuân La tìm lại tuổi thơ

Tâm sự với khách về cái 'chốn tổ' tò he Xuân La đầy thiêng liêng của mình, nghệ nhân Ưu tú Đặng Bá Hạ cho hay, vào cái thuở 'ngày xửa… ngày xưa', làng thuộc tổng Phượng Dực, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng. Ngày nay, Xuân La thuộc xã Phương Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.

Tinh thần sáng tạo và khát vọng Thăng Long

Tên gọi của Kinh thành từ thuở đức Lý Thái Tổ định đô: Thăng Long - Rồng bay lên - đã kết tinh giá trị tinh thần Việt và được bồi đắp qua nghìn năm lịch sử bằng tinh thần sáng tạo của lớp lớp người Thăng Long - Hà Nội. Sự kiện Hà Nội gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) là bước khởi đầu cho một hành trình mới tiếp nối khát vọng Thăng Long, từ đó định hình những giá trị mới trong kỷ nguyên hội nhập.

Hiểu thêm về lịch sử phố nghề Thăng Long – Hà Nội

Chiều 18-12, tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc, Hà Nội), Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp Trung tâm Lưu trữ quốc gia I khai mạc triển lãm 'Phố cổ Hà Nội - Dấu tích làng nghề xưa'.

Còn mãi tình yêu chèo Sơn Nam Thượng

Trấn Sơn Nam Thượng xưa và tỉnh Hà Nam ngày nay được biết đến là một trong những chiếng chèo cổ của vùng đồng bằng sông Hồng, quê hương của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ chèo nổi tiếng. Cùng với sự phát triển của sân khấu chèo chuyên nghiệp, phong trào hát chèo ở Hà Nam vẫn được gìn giữ, phát huy qua hàng trăm câu lạc bộ dân ca và chèo hoạt động từ lâu nay, góp phần làm phong phú thêm hoạt động văn nghệ quần chúng .

Chuyện ít biết về cách vua nhà Nguyễn đối đầu với 'thần nước'

Hệ thống đê điều có thể được ví như thành lũy vững chắc giúp con người đối mặt với cơn thịnh nộ của 'thần nước', giảm thiểu bất trắc khi lũ lụt xảy ra. Các vị vua triều Nguyễn đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc trị thủy?

Hà Nội - văn hóa Hùng Vương phồn thịnh

Bắt đầu từ câu chuyện Hà Nội – nơi văn hóa Hùng Vương phồn thịnh mới được các nhà nghiên cứu đưa ra, chúng tôi rong ruổi tìm về Cổ Loa, làng Lương Quy, làng Thủy Trú… vùng đất chứa đựng biết bao dấu tích văn hóa thời kỳ Đông Sơn được cho là minh chứng sinh động của câu chuyện này.

Giữ gìn cốt cách thanh lịch người Hà Nội

Diện tích, thành phần dân cư Hà Nội có nhiều biến đổi sau khi Thủ đô mở rộng địa giới hành chính. Cùng với đó, thời đại công nghệ dẫn đến những thay đổi trong quan hệ xã hội, gia đình, hình thành nên 'văn hóa mạng'. Văn hóa Hà Nội đứng trước nhiều thách thức. Tuy nhiên, Chương trình 04 của Thành ủy về 'Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh', trong đó, xây dựng văn hóa ứng xử là một nhiệm vụ trọng tâm đã phát huy hiệu quả, giúp văn hóa Hà Nội tiếp tục phát triển trước những đổi thay.