Bảo tồn nghệ thuật truyền thống gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Lễ cúng trăng tại chùa Kh'leang, bảo tồn văn hóa của người Khmer Sóc Trăng

Lễ cúng trăng hay còn gọi là Lễ Oóc Om Bóc nhằm tạ ơn thần mặt trăng trong năm bảo vệ mùa màng. Lễ này vừa tôn vinh nét đẹp văn hóa của người Khmer Nam Bộ gắn với chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Trong nghi lễ, vật phẩm dâng cúng chính là món cốm dẹp.

Những đổi thay trong cuộc sống của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

Với khoảng 362.029 người Khmer sinh sống, chiếm 30,18% dân số toàn tỉnh, Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất cả nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Sóc Trăng luôn xác định bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Khmer. Với lịch sử lâu đời, người Khmer ở Sóc Trăng đã kết tinh nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, từ các loại hình nghệ thuật, tới văn hóa tín ngưỡng, văn hóa lễ hội…

Khám phá nhà trưng bày văn hóa Khmer ở Sóc Trăng

Tọa lạc tại đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), Nhà trưng bày văn hóa Khmer là nơi lưu giữ tổng hợp các hiện vật sinh động và đa dạng về đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất, sinh hoạt của cả dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

Trong những năm qua, các di tích lịch sử, văn hóa đã góp phần thu hút du khách đến với Sóc Trăng. Do đó, việc bảo tồn, gìn giữ các di tích gắn với phát triển du lịch luôn được tỉnh quan tâm, qua việc triển khai các chính sách hỗ trợ, đề án, văn bản hướng dẫn đầu tư, tôn tạo di tích… đã đưa di tích trở thành điểm đến đặc trưng của du lịch Sóc Trăng.

Chùa Serey Kandal lưu giữ ghe cà hâu và ghe phka-cha có tuổi đời hơn 100 năm

Trước kia, mỗi khi nói đến lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer, người ta thường nhắc đến chiếc ghe cà hâu và phka-cha. Bởi đây là chiếc ghe có vị trí quan trọng dành cho các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, người có uy tín ngồi và chỉ đạo đội ghe ngo trong suốt giải đua diễn ra.

Tuyên dương 17 gia đình trẻ tiêu biểu năm 2022

Chiều ngày 26/8, tại Ban Dân vận Thành ủy Sóc Trăng, Phòng Văn hóa và Thông tin TP. Sóc Trăng, Thành đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố phối hợp tổ chức chương trình tuyên dương và giao lưu Gia đình trẻ tiêu biểu năm 2022. Đến dự có đồng chí: Sơn Thanh Liêm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng; đại diện Tỉnh đoàn; Ban Thường vụ Thành đoàn và các gia đình trẻ tiêu biểu.

Cảm hứng từ các tuyển thủ quốc gia

Sau SEA Games 31, nhiều địa phương tích cực tổ chức đại hội thể dục thể thao (TDTT) nhằm tìm kiếm tài năng, tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022.

Hương vị đoàn viên

Trong ký ức tuổi thơ tôi, bánh pía là một món ăn không thể thiếu của gia đình trong những ngày tết Trung thu, tết Nguyên đán. Hồi cái thời còn thiếu thốn, giao thương chưa phát triển, có thèm thuồng cái hương vị đặc trưng của món bánh trứ danh này cũng chỉ biết đợi đến những ngày Tết như vậy mà thôi. Sau này lớn lên còn biết được, bánh pía được xem như là một biểu tượng văn hóa của Sóc Trăng, là một món ăn đặc sản gắn liền với làng nghề Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Đi đến đâu, các danh hiệu này cũng làm nổi bật lên niềm tự hào cho một vùng đất mang nhiều đặc trưng 3 dân tộc.

Nhạc ngũ âm trong các lễ hội của đồng bào Khmer

Phleang-pinh-peat (nhạc ngũ âm) là một trong những loại hình âm nhạc hòa tấu không thể thiếu trong lễ hội và nghi lễ tôn giáo của đồng bào Khmer, như: Oóc om bóc - Đua ghe ngo truyền thống, Tết Chôl Chnăm Thmây, Sene Đôn Ta, Kathina (Dâng y), lễ cầu an…

Sóc Trăng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa

Cuối năm 2020, tại lễ kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu dù kê, tỉnh Sóc Trăng được công bố có thêm 3 loại hình di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia, gồm: 'Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc ngũ âm', 'Nghệ thuật múa rom vong' của người Khmer và 'Nghề thủ công truyền thống làm bánh pía của người Hoa' tỉnh Sóc Trăng.

Khen thưởng 3 tập thể và 16 cá nhân trong quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Ngày 31-12, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng kết công tác kiểm tra liên ngành 814 năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, các thành viên Đội Kiểm tra liên ngành 814 trong tỉnh; lãnh đạo phòng văn hóa và thông tin các huyện, thị xã, thành phố tham dự.

Lễ cúng trăng – nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của sự kiện Lễ hội Oóc om bóc – Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2020, tối ngày 30-10, tại Công viên 30-4 (TP. Sóc Trăng), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Lễ cúng trăng năm 2020. Đến dự có bà Deborah Paul – Đại sứ Canada tại Việt Nam, ông Trần Minh Lý – Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.