Giữa bối cảnh thị trường bất động sản khan hiếm nguồn cung, lãi suất mua nhà hạ nhiệt đã khiến giới đầu tư chuyển hướng sang tìm cơ hội ở phân khúc biệt thự, liền kề.
Thị trường bất động sản TPHCM được xác định đã chạm đáy và qua giai đoạn khó khăn nhất. Hiện tại, cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp đều tăng giá mạnh.
TPHCM cần khoảng 50.000 căn hộ mỗi năm để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, nhưng hiện có hơn 10.000 căn hộ tái định cư lại bị 'bỏ hoang' lãng phí.
Thị trường bất động sản hiện nay đang được 'tiếp sức' với nhiều tín hiệu tích cực về chính sách và pháp lý cùng việc các ngân hàng 'đua nhau' hạ lãi suất cho vay mua nhà.
Những năm gần đây, nguồn cung nhà ở vừa túi tiền gần như biến mất khỏi thị trường TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh giáp ranh đã tận dụng lợi thế này để nhắm đến thị phần là khách hàng để ở và cả mua đầu tư.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, nguồn cung căn hộ mới ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chỉ nhỏ giọt, ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, nhiều người có nhu cầu đã tìm đường chạy về các tỉnh lân cận mua nhà giá vừa túi tiền.
Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.
Phân khúc biệt thự vùng ven Hà Nội được dự báo có thể phải chờ đến cuối năm 2024 mới có thể phục hồi, tuy nhiên, ở nhiều khu vực tiềm năng thời gian qua đã xuất hiện những cơn sốt cục bộ. Giá liên tục đội lên khiến giới chuyên gia cảnh báo tình trạng 'sóng ảo'.
Số liệu của Savills Việt Nam cho thấy, tại TP. Hồ Chí Minh, nguồn cung căn hộ chỉ đạt 10.700 căn vào năm 2023. Các chuyên gia dự báo giai đoạn từ 2024-2026, lượng căn hộ giá 2 - 5 tỷ đồng/căn ngày càng khan hiếm. Nguồn cung có thể sẽ chuyển sang những khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và Long An, với mức giá phải chăng hơn.
Báo cáo thị trường bất động sản mới nhất của Savills cho thấy, dòng sản phẩm biệt thự, nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh đang hoạt động yếu nhất kể từ năm 2019 đến nay, với lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ sụt giảm liên tiếp.