Triển vọng FTA giữa Liên minh châu Âu và MERCOSUR hiện 'rất xấu', do vấp phải sự phản đối từ Pháp và sự hoài nghi từ một số quốc gia thành viên EU.
Theo báo cáo đánh giá mới nhất của Viện nghiên cứu kinh tế Đức DIW, giai đoạn yếu kém của nền kinh tế Đức vẫn tiếp diễn. Các số liệu gần đây đều cho thấy nền kinh tế 'đầu tàu' châu Âu chưa thể thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại.
Thiếu hụt lao động lành nghề là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, gây lo ngại cho các doanh nghiệp. Việc áp dụng luật nhập cư lao động lành nghề mới của Đức được giới chuyên gia đánh giá cơ bản là tích cực, song vẫn còn nhiều phức tạp và là yếu tố khiến quốc gia này tụt lại phía sau trong cuộc đua thu hút lao động nước ngoài.
Để có sức mạnh cạnh tranh toàn cầu, ngành công nghiệp Đức cần đầu tư 1.430 tỷ euro trong thời gian từ nay đến năm 2030.
Hãng chế tạo ô tô Đức Volkswagen ngày 8/9 thông báo không thể loại trừ khả năng hãng sẽ phải đóng cửa một số nhà máy như một phần trong nỗ lực cắt giảm chi phí.
Hiện nay, tình trạng thiếu lao động lành nghề được cho là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất đối với nước Đức, khiến các doanh nghiệp nước này hết sức lo ngại.
Hơn một nửa số doanh nghiệp Đức được hỏi cho rằng ngoài giá nguyên liệu thô và năng lượng cao, nhu cầu trong nước yếu, tình trạng thiếu lao động lành nghề là một rủi ro kinh doanh lớn.
Tình trạng thiếu lao động lành nghề được coi là một trong những rủi ro kinh tế lớn nhất ở nước Đức và khiến các doanh nghiệp nước này hết sức lo ngại.
Dự luật mới về chuỗi cung ứng EU liên quan tới nhiều điều kiện 'xanh' và 'nhân văn' hơn, có thể sẽ khiến các tập đoàn lớn và các đối tác xuất khẩu của EU phải đau đầu.
Theo báo cáo kinh tế hàng năm của Chính phủ Đức, lạm phát đã giảm xuống mức trung bình 5,9% trong năm ngoái và dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống 2,8%.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, quyết định của chính phủ Đức chuyển từ khí đốt Nga sang các nguồn năng lượng đắt tiền hơn đang có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước này. Ông nói thêm rằng các nhà lãnh đạo phương Tây rõ ràng đã hy vọng rằng Moscow sẽ nhanh chóng rút lui nếu bị thị trường châu Âu xa lánh, nhưng họ đã tính toán sai lầm.
Lạm phát tăng cao và kinh tế trì trệ trong nhiều quí liên tiếp đang khiến nước Đức một lần nữa phải đối mặt với nỗi ám ảnh mang tên 'bệnh nhân của châu Âu'.
Cả phe đối lập và các thành viên trong chính phủ liên minh cầm quyền đều muốn Thủ tướng Olaf Scholz công khai giải quyết vấn đề mà nền kinh tế Đức đang gặp phải.
Các hiệp hội kinh tế hàng đầu ở Đức nhận định triển vọng của nền kinh tế nước này trong những tháng tới rất 'ảm đạm'.
Nền kinh tế Đức đang trong tình trạng suy thoái, sẽ càng rủi ro hơn khi tỷ lệ các doanh nghiệp có kế hoạch rời khỏi đất nước tăng dần. Bài toán tách rời và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc của 'đầu tàu' châu Âu càng trở nên vô cùng khó khăn.
Vì đâu 'đầu tàu' kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái, và giới quan sát nhận định thế nào?
Ngành sản xuất công nghiệp trước đây luôn là động cơ tăng trưởng lớn nhất của kinh tế Đức, nhưng hiện nay đang có nhiều lo ngại sẽ trở thành thứ kéo nền kinh tế quốc gia này thụt lùi.
Nhiều bài viết trên báo chí đã đề cập đến nguy cơ kinh tế Đức trở lại thời kỳ trước năm 2000 khi nước này phải vật lộn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao.
Theo lãnh đạo Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI), Siegfried Russwurm, giá năng lượng của Đức cao đến mức một số công ty đang cân nhắc rời khỏi nước này.
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Đức cho rằng yếu tố kìm hãm tăng trưởng là do hoạt động đầu tư, vốn sụt giảm mạnh thời gian qua, cũng như vấn đề thiếu lao động lành nghề trong nhiều lĩnh vực.
Bất chấp chủ trương đa dạng hóa và giảm dần thuộc vào thị trường Trung Quốc của chính phủ Đức, các doanh nghiệp nước này vẫn tăng cường đầu tư vào Trung Quốc.
Kinh tế Đức dự kiến sẽ suy giảm 0,3% trong năm nay và khủng hoảng năng lượng do cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra sẽ tiếp tục đè nặng lên ngành công nghiệp ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Chính phủ Đức cho biết đã tránh được kịch bản xấu nhất về suy thoái kinh tế sau khi rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, Đức vẫn đối mặt nhiều thách thức trong nỗ lực phục hồi bởi chưa thể ổn định nguồn cung và giá năng lượng bấp bênh, tiềm ẩn những rủi ro đối với nền kinh tế đầu tàu châu Âu.
Kết quả khảo sát của IW cho thấy cứ 5 hiệp hội công nghiệp tại quốc gia này thì khoảng 3 hiệp hội cho rằng hoạt động sản xuất trong năm 2023 sẽ giảm tốc do ảnh hưởng của giá năng lượng tăng cao.
Chủ tịch Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) Peter Adrian đều cảnh báo rằng Đức và châu Âu không nên để xảy ra xung đột thương mại với Mỹ.
Nhận định về kinh tế Đức, báo Le Monde cho rằng, ngay mùa Thu này, nền kinh tế số một châu Âu sẽ bước vào suy thoái và phải chuẩn bị cho một thập kỷ lao dốc sau thời kỳ những năm 2010 đạt thịnh vượng phi thường. Mô hình kinh tế dựa vào năng lượng và nguyên liệu giá rẻ của Đức đã đạt đến giới hạn.
Đức đã đạt được mục tiêu 85% công suất lưu trữ tại các kho tích trữ khí đốt cho tháng 10/2022 bất chấp việc Nga đóng đường ống Nord Stream 1 vô thời hạn, theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt Châu Âu (GIE).
Giới quan sát nhận định EU không thể tiếp tục tránh né căng thẳng Mỹ - Trung sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi do những lo ngại về khủng hoảng chuỗi cung ứng.
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng giá rẻ từ Nga và nguyên liệu thô từ Trung Quốc đang khiến Chính phủ Đức 'đau đầu'.
Là một trong những đầu tàu quan trọng của Liên minh châu Âu (EU) nhưng Đức lại đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng.Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner.Ảnh: Reuters
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry (G.Ke-ri) thông báo, các nỗ lực chống biến đổi khí hậu đang thu hút sự tham gia của ngày càng nhiều quốc gia và doanh nghiệp, với việc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực công nghệ môi trường. Sự phối hợp hành động của chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường sống là chìa khóa để xây dựng một tương lai bền vững, lành mạnh của toàn cầu.
Đức cảnh báo, nếu ngừng mua khí đốt của Nga, tình trạng thiếu khí đốt dự kiến sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp, việc làm, chuỗi cung ứng và nhiều khu vực của Đức.
Người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, ông Klaus Müller, ngày 6/4 cảnh báo việc ngừng mua khí đốt của Nga sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp, việc làm, chuỗi cung ứng và nhiều khu vực của Đức.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại và an ninh EU cho biết lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga là không thể do Hungary phủ quyết.
Người đứng đầu Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức cảnh báo ngành công nghiệp - trụ cột của nền kinh tế Đức - sẽ sụp đổ nếu Berlin quyết định áp đặt lệnh cấm vận đối với khí đốt của Nga.