Khoảng hai thập kỷ qua, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, trong đó có công nghệ sinh học (CNSH) vào nông nghiệp đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ sinh học không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là 'chìa khóa' để Việt Nam xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và cạnh tranh cao.
Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, để không bị bỏ lại phía sau, Việt Nam cần quyết tâm ứng dụng công nghệ sinh học không chỉ trong trồng trọt mà còn trong chăn nuôi, thủy sản và các lĩnh vực khác.
Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.
Ngày nay, công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ theo nhiều hướng công nghệ vi sinh, công nghệ nano, công nghệ tế bào, công nghệ chuyển gen, chỉnh sửa gen… giúp ngành nông nghiệp đạt được những đỉnh cao mới. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam vẫn còn chậm, có xu hướng tụt hậu so với thế giới…
Công nghệ sinh học tại Việt Nam phát triển còn chậm so với thế giới. Một phần nguyên nhân đến từ việc thiếu sự tham gia của khối tư nhân.
Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.