Tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Ngân hàng Nhà nước cần sớm có khung pháp lý về tín dụng xanh bởi hiện còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, nhất là danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia.
Địa phương cần tổng hợp, báo cáo các giải pháp về lộ trình di dời những hộ dân sống ven kênh rạch, 'luồng giao thông đường thủy' để đảm bảo an toàn giao thông… Đó là đề nghị của Đoàn giám sát số 1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với UBND thành phố Cần Thơ tại buổi làm việc hôm nay 12/4 về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023'.
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023', chiều 11/4, Đoàn giám sát số 1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giám sát thực tế hoạt động đường thủy nội địa tại thành phố Cần Thơ.
Ngày 2/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.
Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Amran Sulaiman cho biết nước này sẽ cần nhập khẩu 3,5 triệu tấn gạo trong năm nay và 2 triệu tấn gạo vào năm 2024.
Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia trong ứng xử với quốc tế, khi Việt Nam là một trong những nước có vai trò quan trọng trong đảm bảo hoạt động hiệu quả của thị trường gạo thế giới, góp phần đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định và phát triển bền vững của rất nhiều quốc gia.
Ngày 20.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng... là một trong những sự kiện nổi bật ngày 20.8.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu khoảng 18 triệu tấn hàng hóa.
Hiện nay, để tránh tình trạng phải chờ đợi lâu ở cảng Cát Lái, nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp trung chuyển hàng hóa giữa các cảng biển hoặc từ nhà máy ra, vào cảng biển bằng phương thức vận tải sà lan và khá hiệu quả.
Ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Cần Thơ cho biết: Sắp tới Cần Thơ sẽ triển khai nhiều dự án lớn, chỉ riêng các dự án dầu khí lô B – Ô Môn cùng 4 dự án nhà máy nhiệt điện ở Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỉ USD sẽ kéo theo nguồn thu rất lớn cho ngân sách cho Cần Thơ trong tương lai.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa thống nhất sơ bộ theo báo cáo của Sở Xây dựng Cần Thơ về vị trí quy hoạch các khu chức năng (khu kinh tế, dịch vụ, trung tâm logistics hàng không, khu công nghiệp công nghệ cao) gắn với không gian xung quanh sân bay Cần Thơ, đường Vành đai phía Tây cũng như trung tâm công nghiệp, năng lượng tại quận Ô Môn, ranh giới trên địa bàn quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Phong Điền.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, hôm 25/8, cảng Tân Cảng Hiệp Phước (TP.HCM) đã tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo tại cảng xà lan của cảng do có công nhân mắc COVID-19.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho hay ngày 25/8/2021, cảng Tân Cảng Hiệp Phước (TCHP) đã tạm ngừng dịch vụ đóng rút gạo tại cảng sà lan của TCHP do có công nhân mắc Covid-19.