Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp sản xuất sạch thuộc nhiều lĩnh vực mong đợi sớm hình thành thị trường mua bán tín chỉ carbon (CO 2 ). Từ đó không chỉ hướng tới hoàn thiện sản phẩm đạt chuẩn với quy định mới của nhiều thị trường nhập khẩu khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada… mà còn là nguồn thu để doanh nghiệp tái đầu tư, hạ giá thành.
Khu vực tư nhân có vai trò quan trọng góp phần bổ sung vào nguồn vốn cho tài chính xanh. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng nhu cầu tài chính tăng thêm của Việt Nam để xây dựng khả năng chống chịu và giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2022 - 2040 đối với khu vực tư nhân là 184 tỷ USD, khoảng 3,4% GDP/năm.
Tại Hội thảo 'Lộ trình chuyển đổi xanh và những điều doanh nghiệp cần biết' chiều 14/4, các chuyên gia chỉ ra, một trong các thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam cần sớm hiện thực hóa là xây dựng thị trường và đầu tư tín chỉ carbon.
Theo Tổng cục Hải quan, quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Sụt giảm đơn hàng xuất khẩu khiến cho nguồn cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu suy giảm, đặc biệt là nguồn cung từ các quốc gia/vùng lãnh thổ tích cực, đe dọa chuỗi cung ứng bền vững của ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu lượng gỗ tròn và gỗ xẻ tương đương 6,3 triệu m3 gỗ quy tròn với giá trị gần 2 tỷ USD.
Năm 2022, xuất khẩu viên nén gỗ của nước ta đạt hơn 4,88 triệu tấn, tăng gần 40% so với năm 2021 với giá trị xuất khẩu khoảng 790 triệu USD. Giá trị xuất khẩu dăm gỗ cũng tăng cao với tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 2,79 tỷ USD, tăng hơn 60% so với 2021. Tuy nhiên, theo dự báo, năm 2023 xuất khẩu viên nén và dăm gỗ sẽ giảm mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau… buộc các doanh nghiệp gỗ chủ động hơn trong việc sản xuất và kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng này.
Năm 2022, trị giá xuất khẩu các sản phẩm nội thất ngành gỗ vào những thị trường trọng điểm đã giảm. Thực tế, nhu cầu trong nước đang tăng song dường như các DN lại chưa chú trọng tới thị hiếu của khách hàng nội địa.
Phát triển kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về cả kinh tế, môi trường và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại như: Tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, giảm tác động môi trường.
Các quốc gia thành viên EU thông báo sẽ thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại ngay trong năm 2023. Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải có giải pháp để chuyển hướng sang 'net zero' nếu không muốn bị loại khỏi 'cuộc chơi'.
Đến nay hầu như chưa có sự kết nối giữa các làng nghề và các công ty trong ngành gỗ. Các làng nghề tồn tại tương đối biệt lập, chưa trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng. Vì vậy, liên kết công ty với các hộ tại làng nghề gỗ trong thời gian tới sẽ góp phần giảm rủi ro và thúc đẩy thị trường.
Đầu tháng 10-2022, trên tờ Washington Post của Mỹ đã dẫn một báo cáo mới từ cơ quan Environmental Investigation Agency (EIA), có trụ sở tại Anh, cho rằng gỗ bạch dương của Nga được chuyển qua châu Á (trong đó có Trung Quốc và Việt Nam) trước khi được chuyển đến các cửa hàng ở Mỹ.
Trái ngược với sự ảm đạm về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, xuất khẩu viên nén đang có tốc độ tăng trưởng mạnh, góp phần quan trọng vào những thiếu hụt trong tăng trưởng xuất khẩu lâm sản.
Bị ách tắc trong việc xác định nguồn gỗ rừng trồng và tính pháp lý của giao dịch ở các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng khiến các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu này gặp không ít khó khăn.Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Việt Nam hiện có khoảng 4,4 triệu ha rừng trồng và con số này bao gồm trên 1 triệu ha rừng trồng của 1,1 triệu hộ gia đình. Hằng năm, diện tích đó đang cung cấp khoảng trên dưới 30 triệu m3 gỗ quy tròn.Đóng góp ý kiến vào dự thảo Thông tư sửa đổi, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của Tổ chức Forest Trend, cho rằng về xác minh nguồn gốc gỗ, chính quyền địa phương cần xác nhận tính hợp pháp của chủ hộ dựa trên các diện tích đất trồng trong ngắn hạn.
Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, sử dụng nguyễn liệu gỗ rừng trồng đang gặp phải khó khăn trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là các ách tắc trong việc xác định nguồn gốc gỗ rừng trồng và tính pháp lý trong các giao dịch ở các khâu trung gian trong chuỗi cung…
Một số quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc nguyên liệu gỗ rừng trồng tại Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT đang có những tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp, ý kiến tại một cuộc hội thảo ngày 16/9.
Lạm phát tại các thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU gây ảnh hưởng không nhỏ đến đơn hàng và đơn giá của các DN dệt may, da giày và đồ gỗ từ nay đến cuối năm.
Tình hình kinh tế các quốc gia trên thế giới rơi vào lạm phát trong những tháng qua đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam; trong đó, có ngành chế biến và xuất khẩu gỗ.
Chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về gần 10 tỷ USD. Song, thế mạnh Việt này bất ngờ rơi vào tình huống chưa từng có, đơn hàng từ các thị trường lớn đều sụt giảm mạnh.