Cụ bà 75 tuổi đi đứng thoải mái nhờ thay khớp háng bằng kỹ thuật SuperPath

6 ngày sau khi mổ thay khớp háng bằng kỹ thuật SuperPath, chiều 7/2, cụ bà 75 tuổi đã đi lại bình thường, được bác sĩ Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương TP.HCM cho xuất viện.

Hiểu cơ thể để được an toàn trên đường chạy

Khi nói về chạy bộ, Marathon được nhắc đến nhiều nhất, nhưng câu hỏi được nhiều người đặt ra rằng môn thể thao này có phù hợp cho tất cả mọi người hay không và cần làm gì để luôn đảm bảo an toàn trên đường chạy?Lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng trước, trong và sau khi chạy marathonKhởi động giải chạy trong tháng 12-2019Sàng lọc bệnh tim trước khi tập thể thaoTheo các chuyên gia y tế, bất kỳ một hoạt động thể thao nào, nhất là ở những giải thể thao chuyên nghiệp như chạy Marathon, việc kiểm tra sức khỏe trước khi thi đấu là bắt buộc để tránh những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là nguy cơ gây tử vong. Và điều quan trọng hơn hết là vận động viên cần biết rõ sức chịu đựng của bản thân, từ đó mới chọn được những hoạt động thể chất thích hợp.Kiểm tra toàn diệnTheo Tiến sĩ – Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM, cơ thể chúng ta giống như một bộ máy thống nhất của các hệ tim mạch, hô hấp, hệ nội tiết… không phải vận động viên có cơ bắp mạnh là chạy được. Người có một trái tim khỏe cũng chưa đủ sức để chạy nếu như hệ cơ, xương khớp không tốt.Những người đam mê bộ môn Marathon cần kiểm tra tình trạng sức khỏe một cách kỹ lưỡng. Ảnh: The HealthyCác vận động viên trước khi tham gia các môn thể thao có cường độ cao, cụ thể là chạy bộ trên quãng đường dài (cự ly 10, 20, 42 km) phải đi kiểm tra sức khỏe của mình. Lý do, khi tham gia các môn thể thao có thử thách lớn, lúc đó những khiếm khuyết trong cơ thể mới bộc lộ ra.Hiện nay, ở những khoa tim mạch của bệnh viện, các trung tâm khám sức khỏe có máy chuyên dụng giúp đo 24 giờ nhịp tim, dẫn truyền tim nhằm phát hiện các vấn đề bất thường của tim mạch. Bạn cũng được đo hô hấp ký xem liệu dung tích thở có đáp ứng được nhu cầu oxy trong cuộc thi lớn. Còn với hệ cơ xương khớp sẽ được kiểm tra bằng cách chạy thử trên máy chạy. Bác sĩ sẽ khám dây chằng, bao khớp, kể cả chụp phim X- quang, hoặc chụp MRI để kiểm tra để xem tình trạng của sụn.Đặc biệt, các vận động

Lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng trước, trong và sau khi chạy marathon

Ăn uống khoa học và đủ chất dinh dưỡng chuẩn bị cho cuộc chạy với cự ly dài và về đích thành công đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhân tháng 11 và 12-2019 có khá nhiều giải chạy, SGTT giới thiệu cùng bạn đọc một số hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng khi luyện tập và chuẩn bị thi đấu cho các vận động viên.Khởi động giải chạy trong tháng 12-2019Sôi động các giải chạy trong tháng 11-2019Chế độ ăn cần cân đôíBác sĩ Chuyên khoa II Lê Kim Huệ, nguyên Trưởng khoa Truyền thông – Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho biết nếu không nạp đủ năng lượng, cuộc đua của vận động viên sẽ không thành công. Do đó, các vận động viên cần nạp năng lượng đầy đủ trước, trong và sau khi tập luyện. Vận động viên chạy marathon, chạy việt dã, tiêu hao 400-600Kcal/giờ.Các vận động viên có thể ăn 2-3 giờ trước khi thi đấu với bữa ăn nhỏ 500-1.000Kcal. Bên cạnh việc bổ sung năng lượng, vận động viên cần bổ sung protein để giúp cơ bắp chắc khỏe hơn và giúp phục hồi cơ thể sau khi chạy. Ăn tinh bột để tăng dự trữ đường trong gan, cơ; chất đạm ăn ở mức vừa phải.Chất béo rất quan trọng trong việc dự trữ năng lượng của toàn cơ thể. Ngoài ra, chất béo giúp tăng cường hấp thụ vitamin và khoáng chất cho cơ thể như dầu oliu, quả bơ, các loại hạt…Nếu cuộc thi diễn ra vào sáng sớm, vận động viên nên ăn thức ăn có nhiều carb (chất bột) vào những ngày trước sự kiện. Trong ngày chạy, khi ngủ dậy nên ăn một lượng carb vừa phải, có khả năng tiêu hóa nhanh như sữa chua, các loại hạt, trái cây…Nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như trái cây hoặc uống sữa trước khi tham gia vào cuộc thi marathon.Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Thị Ngọc Vân, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115 TPHCM, cho biết nếu như người bình thường, hằng ngày cần nạp khoảng 1.500 – 2.000 Kcal cho cơ thể, vào những ngày giam gia cuộc thi chạy marathon, việc nạp năng lượng này có thể tăng lên 3.000–4.000 Kcal và có thể cao hơn nữa.Trước khi bước vào cuộc thi, vận động viên cần phải ăn đủ các chất tinh bột,

Ai bảo già mới bị đau xương khớp?

Đau mỏi cơ, xương khớp là bệnh văn phòng gần như phổ biến nhất hiện nay. Cường độ ngồi liên tục với một tư thế, có những khớp hoạt động quá nhiều trong khi khớp chân lại vận động ít, cùng với nhiệt độ trong văn phòng quá lạnh… là những nguyên nhân gây nên các này.