Là xã miền núi cách trung tâm huyện Cẩm Khê 20km về phía Tây, Phượng Vỹ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Những năm qua, cùng với làm tốt công tác trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng, chuyển hóa rừng gỗ lớn, xã chỉ đạo thực hiện tốt cơ chế hỗ trợ sản xuất, đưa nhiều giống cây, con, đặc biệt là lúa lai năng suất cao, lúa thuần chất lượng cao vào sản xuất và phát triển các ngành nghề dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
Khi sắc Xuân tràn ngập khắp bản làng, hoa đào khoe sắc bên những nếp nhà, người dân vùng cao Đà Bắc gác lại những bộn bề của cuộc sống để tận hưởng không khí mùa Xuân, mong ước năm mới khởi sắc với nhiều niềm vui, cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
'Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội' - Lời dạy lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành động lực mạnh mẽ cho phong trào khởi nghiệp sáng tạo của tuổi trẻ Cao Bằng. Trên khắp các địa phương xuất hiện nhiều tấm gương vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng bằng bàn tay, khối óc và nghị lực.
Chiều 28/12, tại huyện Cẩm Thủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tập đoàn An Phước - Viramie tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng và bàn giải pháp phát triển cây gai nguyên liệu năm 2024.
Việc tham gia sâu rộng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt mở rộng tiếp cận thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả cơ hội từ các hiệp định, tính chủ động của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng...
Chiều 13/12, dưới sự chủ tọa của các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng.
Đà Bắc là huyện vùng cao, khó khăn nhất của tỉnh, có 17 đơn vị hành chính với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Huyện có trên 59 nghìn người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 90%. Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Đà Bắc đã thành lập Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng thời lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn các chương trình.
Ngày 15/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp An Phước - Viramie tổ chức đánh giá kết quả triển khai mô hình cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
ĐBP - Những năm qua, tỉnh ta đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thu hút các công ty, doanh nghiệp đầu tư các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế triển khai các dự án gặp nhiều khó khăn khiến một số dự án thất bại ngay từ bước thử nghiệm; nhiều dự án chậm tiến độ so với kế hoạch đăng ký với tỉnh... Để tiếp tục thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế ngành Nông nghiệp cần sớm có giải pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại.
Bao đời nay người dân xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc) sống bằng nông nghiệp với nghề trồng lúa, ngô, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong mấy năm gần đây, cây ngô ngày càng 'thất thế' bởi giá thành thấp, chi phí đầu tư phân bón, nhân công tăng, giao thông cách trở, thời tiết khắc nghiệt, năng suất thấp. Diện tích cây chè không tăng nhiều bởi nguồn tiêu thụ phụ thuộc vào tư thương. Phần lớn diện tích đất của xã là rừng phòng hộ nên việc phát triển trồng rừng và chăn nuôi hạn chế.
Hiện nay, hoạt động liên kết trong ngành nông nghiệp khó khăn ở khâu đầu vào, đầu ra. Các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ qua các khâu trung gian, chưa có sự kết nối, liên kết với nhau. Để đảm bảo liên kết theo chuỗi, nhiều doanh nghiệp đã liên kết 4 nhà, tạo ra vùng quy hoạch tập trung gắn với các nhà máy sơ chế, chế biến nhằm đảm bảo nguồn cung và chất lượng nguyên liệu.
Việc tham gia sâu rộng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt mở rộng tiếp cận thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả cơ hội từ các hiệp định, tính chủ động của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng...
Xã Thượng Giáp (Na Hang) có 452 hộ, 2.075 nhân khẩu đều là dân tộc thiểu số. Là địa phương còn nhiều khó khăn, do đó Đảng ủy xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm nâng cao thu nhập cho người dân.
ĐBP - Với mục tiêu đa dạng giống cây trồng để tăng thu nhập, đặc biệt góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, từ tháng 9/2021, huyện Tuần Giáo phối hợp với Tập đoàn An Phước trồng thử nghiệm 13ha cây gai xanh tại các xã vùng cao. Bước đầu đánh giá cây gai xanh sinh trưởng tốt, mở ra hướng phát triển kinh tế, góp phần tạo thêm sinh kế cho người dân vùng khó.
Ngày 6-4, tại huyện Cẩm Thủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, cùng với làm tốt công tác xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, Đảng bộ xã Tô Múa, huyện Vân Hồ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, chăm sóc, trồng mới các loại cây ăn quả, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững.
Hiện nay, mô hình cây gai xanh AP1 đang được trồng theo hướng liên kết giữa hợp tác xã và nông dân các xã Trung Thành, Đoàn Kết, Mường Chiềng của huyện vùng cao Đà Bắc. Việc đưa vào trồng khảo nghiệm ở các xã trên diện tích khoảng 20ha mang lại kết quả khả quan.
Những năm qua, Đảng bộ xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu đã tập trung lãnh đạo chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với trình độ canh tác của người dân, gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong các phong trào thi đua, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, đi trước, làm trước để bà con làm theo.