Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Phạm Hùng (11-6-1912 _11-6-2022), ngày 11-6, tại Khu lưu niệm ở xã Long Phước (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước dẫn đầu đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Sáng 11/6, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Phạm Hùng (11/6/1912 - 11/6/2022), người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 10-6, tại Vĩnh Long, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội thảo khoa học: 'Đồng chí Phạm Hùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam'. Hội thảo là hoạt động kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Phạm Hùng (11-6-1912 - 11-6-2022), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng, trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập của dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Sáng 11/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Phạm Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (11/6/1912-11/6/2022), người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất; người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự buổi lễ.
Anh Hai Hùng - tên gọi thân thương của nhân dân Nam bộ trìu mến dành cho đồng chí Phạm Hùng - người anh, người đồng chí, nhà lãnh đạo bình dị, nghĩa tình, kiên nghị và tài năng, đức độ vẫn còn in đậm mãi trong ký ức của đồng chí, đồng bào miền Nam.
Đồng chí Phạm Hùng tên khai sinh Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11-6-1912, tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Trong suốt 60 năm liên tục hoạt động cách mạng, đồng chí giữ nhiều trọng trách quan trọng trên nhiều lĩnh vực, luôn tận tâm tận lực vì công việc, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Trong chốn lao tù đế quốc, trên những chiến trường ác liệt hay khi trở thành người đứng đầu Chính phủ, đồng chí luôn tỏ rõ khí chất của người cộng sản kiên cường, bản lĩnh, trí tuệ, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước tin tưởng, nhân dân kính trọng.
Tọa lạc bên bờ kinh Bang Dầy, thuộc ấp Phú Thuận, xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đình Phú Thuận Đông là một di tích bị quên lãng khá lâu. Thời gian dài, người ta vẫn gọi là miễu Phú Bình. Nơi đây không những ghi dấu một ngôi làng cổ ở xứ 'Bang Dầy', mà còn là căn cứ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 nổ ra đúng đêm Giao thừa Tết Mậu Thân 1968 trên toàn chiến trường miền Nam, đã làm phá sản chiến lược 'chiến tranh cục bộ', buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, tạo bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị (tháng 12-1967) và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 (tháng 1-1968) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục Miền Nam, Tỉnh ủy Mỹ Tho, Thành ủy Mỹ Tho, Phân ban Cán sự Gò Công mở cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.TP. MỸ THO - ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM
Ngày 26-1, đoàn công tác Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tiền Giang do đồng chí Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tiền Giang làm trưởng đã đến thăm, tặng quà tết các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn TX. Cai Lậy.
'Điều gì đã làm nên một con người với nhân cách thật đáng kính trọng như ông? Tôi tự hỏi và đi tìm câu trả lời khi đọc lại từng trang hồi ký của ông. Rồi tôi cảm nhận một con người đáng được kính trọng không phải là người giàu nhất, nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất, mà là một con người có nhân cách cao đẹp, với tấm lòng trong sáng, trung thực, không ngừng kiên trì, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức. Ông may mắn được hưởng một nền giáo dục gia đình với truyền thống trọng nhân nghĩa, với cốt cách, nghĩa khí Nam bộ: Ghét xu nịnh, xem trọng sự trung thực, nhân ái với đồng bào, đồng chí; cần cù lao động; đã dấn thân vào con đường cách mạng là hết mình…'. Đó là những lời tâm huyết của Nhà văn Trầm Hương dành cho đồng chí Lê Quang Thành, nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Bí thư Đặc khu Khu ủy Vũng Tàu - Côn Đảo.
Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra từ ngày 23-11 đến 31-12-1940, là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam. 81 năm đã đi qua, nhưng khí thế hào hùng, tinh thần chiến đấu oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào trong khởi nghĩa Nam kỳ sống mãi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, trong đó có sự đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Chợ Gạo (nay là huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).
1. Năm 2005, Tỉnh ủy Tiền Giang và Viện Lịch sử Đảng Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học 'Mỹ Tho - từ cuộc khởi nghĩa tháng 11-1940 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945' (viết tắt Hội thảo).
Cách đây 76 năm, ngày 23-9-1945, với dã tâm muốn đô hộ nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Nam bộ sục sôi căm thù, đã nhất tề đứng lên, quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Nam bộ kháng chiến.Và ngày 23-9-1945 đã trở thành một trong những dấu ấn không thể phai mờ trong hành trình phát triển của dân tộc ta, ngày của chân lý 'Không có gì quý hơn độc lập tự do', ngày mở đầu cho cuộc chiến đấu suốt 30 năm để đi đến thống nhất đất nước,Bắc - Nam sum họp một nhà.'THÀ CHẾT TỰ DO CÒN HƠN SỐNG NÔ LỆ'
Tháng 6-1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu. Từ đây, tính chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi về căn bản. Trên thế giới hình thành 2 trận tuyến: Một bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu, một bên là khối phát xít Đức - Ý - Nhật.
Bà Nguyễn Thị Dành còn gọi là Tám Dành, sinh năm 1899, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở làng Bình Hòa Đông, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Đông Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Bà là cháu nội của một đại thần triều Nguyễn là Nguyễn Tri Phương và là con của ông Nguyễn Tri Túc rất sành về âm nhạc truyền thống dân tộc. Thuở nhỏ, bà được gia đình cho học chữ - một điều rất hiếm đối với phụ nữ lúc đó tại Trường Nhà Trắng của Giáo hội Thiên Chúa ở Mỹ Tho.
'Chiến tranh, bom đạn trên đầu ai cũng sợ, nhưng vì quê hương, đất nước, quân và dân mình đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm giành thắng lợi…' - cựu chiến binh (CCB) Lê Văn Trạng từng tham gia trận chiến Ngã Sáu - Bằng Lăng đã chia sẻ với chúng tôi về những năm tháng chiến tranh.
Những ngày tháng Tư lịch sử, có biết bao ký ức, kỷ niệm của những người đã từng chiến đấu với kẻ thù để chúng ta có ngày hòa bình như hôm nay. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng mỗi câu chuyện kể thời chiến tranh của các thế hệ đi trước đã giúp thế hệ hôm nay hình dung về 'lằn ranh' mỏng manh của sự sống và cái chết.CHUYẾN VỀ CĂN CỨ
Ngày 28-4-1975, với quân hàm thiếu tá, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 quân đội Sài Gòn, Lê Quang Ninh đã tổ chức cuộc binh biến thành công, đưa toàn bộ tiểu đoàn cùng với vũ khí, khí tài quân sự về với cách mạng.
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam, Khởi nghĩa Nam Kỳ là một dấu son không thể phai mờ.
Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ở giữa. Quốc kỳ là biểu trưng cho quốc gia, là biểu tượng của dân tộc, là niềm tự hào của mọi công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ở giữa xuất hiện lần đầu tiên trên cả nước trong cuộc khởi nghĩa tháng 11 năm 1940 ở tỉnh Mỹ Tho, nó là biểu tượng sáng ngời của ý chí kiên cường, tinh thần đấu tranh quật khởi của nhân dân ta quyết giành lại bằng được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Ý chí và tinh thần đó đã phát huy cao độ, làm nên những chiến công thần kỳ 'chấn động địa cầu' góp phần tạo nên thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
80 năm đã qua, thời gian đủ dài để làm sáng tỏ tầm vóc lịch sử và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940. Tiếng trống mõ vang rền cùng những bó đuốc bùng cháy trong đêm khởi nghĩa năm xưa như vẫn đang vọng lại và tỏa sáng.
Cuộc khởi nghĩa tháng 11-1940 ở tỉnh Mỹ Tho dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho được đông đảo nhân dân tham gia, với tinh thần chiến đấu anh dũng, nhưng do điều kiện khách quan chưa thuận lợi, thời cơ giành chính quyền chưa xuất hiện, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ nên khởi nghĩa chưa giành thắng lợi. Quân Pháp dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu, nhưng đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta những thành tựu có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Tiến tới kỷ niệm 80 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 - 23-11-2020), Báo Ấp Bắc trân trọng giới thiệu lại các hình ảnh, tư liệu lịch sử liên quan đến các địa chỉ, di tích, vũ khí, vật dụng trong Nam kỳ khởi nghĩa. Từ các địa chỉ, hiện vật này giúp cho thế hệ trẻ hôm nay có cái nhìn khái quát hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng cách đây 80 năm.
Thực hiện chủ trương của Khu ủy Khu 8, cuối tháng 8-1954, Tỉnh ủy Mỹ Tho và Gò Công (nay là Tỉnh ủy Tiền Giang) được thành lập. Lúc bấy giờ, Văn phòng Tỉnh ủy cũng được thành lập để phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy.
1. Đảng bộ 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân (1930 - 1945)15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công, phong trào cách mạng ở 2 tỉnh diễn ra liên tục. Giai đoạn 1932 - 1935, Pháp khủng bố trắng. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936 -1939 diễn ra mạnh mẽ. Nổi bật là phong trào Đông Dương Đại hội, hầu hết các xã đều thành lập Ủy ban vận động Đông Dương Đại hội, nhiều đơn thỉnh nguyện, tố cáo bọn ác ôn gửi đến Đông Dương Đại hội. Đây là đợt hoạt động công khai, hiệu quả và có tiếng vang của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho.
Từ 3 giờ ngày 24-8-1945, gần 30 ngàn người từ các xã lần lượt kéo về TX. Gò Công biểu dương lực lượng. Đồng chí Nguyễn Văn Côn thay mặt Ủy ban Dân tộc giải phóng lâm thời tỉnh Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) tuyên bố lý do cuộc mít tinh và đọc 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đồng chí tuyên bố chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Quần chúng phấn khởi hô vang khẩu hiệu: Việt Nam độc lập muôn năm! Sau cuộc mít tinh, đoàn biểu tình phân tán về các địa phương tiến hành giải tán các ban hội tề và thành lập chính quyền cách mạng cấp xã.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9-3-1945), tình hình chính trị ở 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang) diễn ra có lợi cho cách mạng. Lữ đoàn quân phiệt Nhật đóng ở Mỹ Tho rã rời, hoang mang. Bọn tay sai người Việt hoảng loạn. Đó là thời cơ thuận lợi để nhân dân ta nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh miền Tây Nam Bộ với Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí chiến lược trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh. Trong 2 cuộc kháng chiến (1945-1975), tỉnh Tiền Giang luôn là địa bàn mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tập trung lực lượng đánh phá quyết liệt.
Theo quyển 'Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tiền Giang', tại nhà ông bà Năm Dẹm đã diễn ra Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ mở rộng từ ngày 21 đến 27-7-1940. Đến dự hội nghị có 24 đại biểu của 19 tỉnh trong số 21 tỉnh Nam kỳ, trong đó có đồng chí Phan Đăng Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đồng chí Phan Văn Khỏe, Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
Từ năm 1969, trên chiến trường miền Nam nói chung và Khu 8 nói riêng, quân Mỹ gặp nhiều thất bại, buộc phải rút hết sư đoàn bộ binh 9 cùng bộ tư lệnh đóng tại căn cứ Đồng Tâm (tỉnh Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang) về nước, giao lại nhiệm vụ bình định cho quân đội Sài Gòn, mở đầu việc thực hiện chiến lược 'Việt Nam hóa chiến tranh'.
PHONG TRÀO ĐỒNG KHỞI (1960 - 1961)
Để qua mặt bọn mật thám, bà Chín luôn mang theo hình của một sĩ quan Ngụy và nhận là chồng. Tuy nhiên, việc này cũng khiến tướng Nguyễn Việt Thành rơi vào tỉnh cảnh trớ trêu...